Viêm gân gót chân là một trong những bệnh lý thường gặp ở người, đặc biệt là những vận động viên. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng về lâu dài bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như vận động thể thao. Chính vì thế, khi phát hiện bệnh cần thăm khám và tìm phương pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng viêm đau phát triển nặng thêm. Việc dùng thuốc và sử dụng vật lý trị liệu là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến. Bài viết dưới đây Remedy sẽ giải đáp câu hỏi viêm gân gót uống thuốc gì và những cách hiệu quả nhất để làm giảm tình trạng bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn.
1. Tìm hiểu bệnh viêm gân gót chân là gì?
Có thể bạn chưa biết, gân gót chân (hoặc gân Achilles theo tên một vị thần Hy Lạp) là gân lớn và khỏe nhất trong cơ thể người, bộ phận này đóng vai trò như điểm nối xương gót chân với các cơ cẳng chân.
Gân gót chân được coi là gân quan trọng nhất và ảnh hưởng nhiều trong việc di chuyển, vận động, leo cầu thang hay đứng bằng đầu ngón chân.
Thực tế, bệnh viêm gân gót chân là một chấn thương thường gặp ở những người thường xuyên hoạt động thể lực ở cường độ cao như chạy bộ, bóng rổ,…
Bệnh có thể khiến gây bị rách hoặc nghiêm trọng hơn có thể làm đứt hoàn toàn gân gót chân. Bên cạnh đó, một số trường hợp gây biến dạng xương gót, nhiễm trùng,…
Tuy nhiên, đa số người mắc bệnh đều có thể tự điều trị tại nhà với sự hỗ trợ của bác sĩ. Chính vì thế, nếu biết một số phương pháp tự chăm sóc cần thiết sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ tái phát cũng như hạn chế tình trạng bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn.
Những dấu hiệu của bệnh viêm gân gót chân bao gồm:
- Gót chân bị sưng phù, đau nhức trong quá trình đi bộ hoặc vận động mạnh.
- Đau hoặc cứng dọc theo gân và phần sau của gót chân vào mỗi buổi sáng.
- Hạn chế trong việc di chuyển, đặc biệt có thể giảm khả năng gấp bàn chân.
2. Viêm gân gót chân uống thuốc gì?
Bệnh viêm gân gót chân thường được người bệnh xem nhẹ và ít được quan tâm cũng như điều trị chuyên nghiệp. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục bằng các phương pháp điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, với tình trạng nặng hoặc kéo dài trong thời gian dài không điều trị, người bệnh cần đến thăm khám và theo dõi tại các cơ sở y tế.
Nguyên tắc chung để điều trị bệnh viêm gân gót chân là giảm tình trạng sưng đau ở gót chân, và cải thiện khả năng vận động của chân. Bên cạnh đó, việc điều trị sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng như yếu gân, rách gân, xơ gân,..
Để trả lời cho câu hỏi viêm gân gót uống thuốc gì, dưới đây là các loại thuốc được sử dụng phổ biến:
a. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Đặc điểm của loại thuốc này là giúp chống viêm, giảm đau và có thể được sử dụng không cần kê đơn. Thêm vào đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng sưng đau gót, cứng chân hoặc sốt.
Các loại thuốc NSAID như naproxen và ibuprofen có thể giúp giảm đau, giảm sưng nhưng không giúp cải thiện chức năng của gân do thoái hóa. Một lưu ý là loại thuốc này nên uống sau bữa ăn và cần kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày do tác dụng phụ của thuốc có thể làm loét dạ dày.
b. Tiêm cortisone
Trong trường hợp dùng thuốc NSAID không mang lại hiệu quả mong muốn thì có thể cần phải tiêm cortisone. Đây là một loại corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh, tuy nhiên phương pháp này không nên quá lạm dụng.
Nếu thường xuyên sử dụng thuốc có thể gây tổn thương gân, nhiễm trùng tại chỗ, tăng đường máu, tổn thương thần kinh, loãng xương, mỏng da và các mô mềm xung quanh vết tiêm.
Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da nhằm cải thiện tình trạng đau sưng gót chân. Ngoài ra, việc dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm gót chân chỉ dùng trong một số trường hợp nhiễm trùng hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ.
3. Các phương pháp điều trị viêm gân gót chân không dùng thuốc
Trong các phương pháp chữa viêm gân gót chân, điều trị không dùng thuốc sẽ giúp giảm đau gân chậm hơn nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe so với việc dùng thuốc. Cách làm này có thể mất vài tháng để các triệu chứng giảm hoàn toàn.
Trong trường hợp người bệnh điều trị sớm thì tình trạng đau vẫn có thể kéo dài trong 3 tháng. Nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, thời gian hồi phục có thể lên đến 6 tháng hoặc hơn để các biện pháp trị liệu có hiệu quả.
- Nghỉ ngơi: Bước đầu tiên để chữa trị là là tránh hoặc giảm vận động mạnh khiến vùng gân bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Việc chuyển đổi các bài tập cường độ cao như điền kinh chuyển sang các bài tập nhẹ như bơi lội sẽ giúp bệnh nhân vừa duy trì vận động vừa giảm áp lực lên gân gót chân.
- Chườm đá: Khi gân gót bị viêm sẽ có hiện tượng xung huyết tại chỗ nhàm tạo điều kiện cho các yếu tố chống viêm tập trung ở khu vực tổn thương gây ra hiện tượng sưng phù và đau tăng. Việc chườm đá sẽ giúp giảmxung huyết, giảm đau. Tuy nhiên cần lưu ý tránh chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng tổn thương, mà nên lót bằng vài lớp vải để tránh hiện tượng bỏng lạnh gây chết da tại chỗ nếu chườm quá lâu Mỗi lần chườm đá khoảng 20 phút và ngưng lại khi cảm thấy tê cóng.
- Các bài tập vật lý trị liệu: Có thể thực hiện các bài tập tăng cường trị liệu chức năng gân nhằm thúc đẩy quá trình chữa lành và hỗ trợ cải thiện khả năng hoạt động dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Một trong những bài tập thông dụng để giảm sưng là bó vết thương bằng vải mềm co giãn và nâng chân cao hơn tim để giúp chân giảm sưng.
- Mang giày hỗ trợ và nẹp chỉnh hình: Người bệnh cần mang miếng lót giày mềm hoặc dùng đệm nâng gót chân để làm giảm tình trạng căng gân và giảm lực tác động lên gân.
- Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Đây là phương pháp hiện đại và đang được áp dụng nhiều trong những năm gần đây. Thầy thuốc sẽ sử dụng 1 bộ kit chuyên dụng để lấy máu của bệnh nhân, quay ly tâm để có một lượng tiểu cầu đặc hơn ở nồng độ thích hợp, sau đó sẽ tiêm phần tiểu cầu này vào quanh gân. Phương pháp này thuộc nhóm y học tái tạo, có tác dụng chống viêm và kích thích cơ thể tự chữa lành, nên nó rất an toàn và tạo hiệu quả lâu dài, tuy nhiên nó đòi hỏi phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật. cũng như yêu cầu vô trùng và giá thành khá cao.
- .
4. Điều trị viêm gân gót chân hiệu quả bằng phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả và an toàn dành những người bệnh viêm gân gót chân. Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại giúp điều trị nhiều vấn đề khác nhau như đau, co thắt cơ hoặc viêm gân gót chân.
Dưới đây là một số phương pháp trị liệu phổ biến, hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
- Trị liệu siêu âm hoạt động bằng các tạo ra các sóng âm thanh tần số cao xuyên qua da đến các mô. Ứng dụng của kỹ thuật này là làm thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức xương khớp, giảm viêm phù nề và hình thành các mô sẹo mới bằng cách kích thích hoạt động của tế bào. Phương pháp này điều trị nhiều tình trạng bệnh khác nhau như viêm khớp, đau thắt lưng, viêm gân gót chân hoặc chữa lành các vết thương bằng cách nhắm vào các vùng tổn thương.
- Từ trường trị liệu là phương pháp có nguồn gốc từ Ai Cập khi con người sử dụng nam châm để chữa bệnh. Nói một cách dễ hiểu thì nam châm sẽ tạo ra năng lượng từ trường trong cơ thể giúp lưu lượng máu tăng lên nhằm nâng cao khả năng truyền tải oxy. Điều này làm khả năng chữa bệnh của cơ thể tăng lên, giảm đau, chống viêm, kích thích sự phát triển của mạch máu và tái tạo các mô,…
- Điện phân dẫn thuốc được xem là một phương pháp chữa bệnh tiên tiến, qua đó dòng điện có nhiệm vụ đưa thuốc vào trong cơ thể qua lớp da giúp điều trị tình trạng viêm, sưng, cứng, đau ở bàn tay, bàn chân hoặc các khớp.
Người bệnh sau khi phẫu thuật cần thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng nhằm cải thiện khả năng đi lại cũng như việc sinh hoạt trong cuộc sống. Remedy là trung tâm vật lý trị liệu hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và kỹ thuật cao giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại độ linh hoạt trong việc di chuyển và không cần lo lắng viêm gân gót uống thuốc gì để không ảnh hưởng sức khỏe. Remedy luôn dựa trên tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số Hotline hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY để được thăm khám kịp thời.