TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY

Trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Remedy luôn tự hào mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam vì “Sức khỏe của bạn chính là niềm hạnh phúc của Remedy”.

Địa chỉ

Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ

info@remedy.com.vn
0832 400 600

Giờ mở cửa

Từ Thứ 2 đến Chủ Nhật
8:00 — 20:00

Follow us

Viêm Gân Bó Cơ Gót Chân: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

/
/
Viêm Gân Bó Cơ Gót Chân: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Gân bó cơ gót chân là gân quan trọng trong việc di chuyển. Viêm gân bó cơ gót chân là bệnh lý thường gặp ở những người vận động mạnh và thường xuyên như vận động viên chuyên nghiệp, gây nên các ảnh hưởng nghiêm trọng trong hoạt động đi lại. Nội dung bài viết dưới đây, mời bạn cùng Remedy tìm hiểu chi tiết tất cả các thông tin liên quan đến bệnh lý này.

Viêm gân bó cơ chân thường gặp
Viêm gân bó cơ chân thường gặp

1. Viêm gân bó cơ gót chân là gì?

Gân gót chân (gân Achilles) là tên của vị thần Hy Lạp, là xương nối liền từ gót chân đến các cơ cẳng chân. Đây là gân quan trọng với chân bởi gân bó cơ gót chân giúp chân đứng bằng ngón chân và giữ thăng bằng cho cơ thể.

Viêm gân gót chân thường gặp ở những người hoạt động nhiều với tần suất cao, liên tục khiến các cơ bị áp lực gây tổn thương vùng gót chân. Viêm gân phần gót được chia làm hai loại cơ bản gồm:

  • Viêm điểm bám gân: Tác động quy mô nhỏ đến nơi thấp nhất của gân, nơi gắn vào xương gót chân.
  • Viêm sợi gân: Tác động đến bất cứ vị trí nào khác với nơi bám vào xương gót của sợi gân. Những người trẻ tuổi thường hoạt động nhiều nên dễ gặp tình trạng này.

2. Nguyên nhân & triệu chứng thường gặp

a. Nguyên nhân gây viêm gân bó cơ gót chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm gân gót. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây nên loại bệnh lý này.

  • Tuổi tác: Các sợi gân làm bằng collagen và lượng collagen này sẽ giảm dần theo thời gian khiến các mô liên kết không còn đàn hồi và các cơ dần bị thoái hóa gây viêm gân bó cơ gót chân.
  • Chế độ ăn uống không khoa học gây béo phì. Với người có cân nặng cao hơn tỷ lệ cơ thể, khi di chuyển thường xuyên gây áp lực lên các cơ gót chân.
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Fluoroquinolone có tỷ lệ liên quan đến các bệnh lý về gân bó cơ gót chân.
  • Không khởi động hoặc hoạt động sai cách trước khi tập thể dục.
  • Hoạt động thể thao có tác động mạnh chạy trên bề mặt cứng gây chấn thương các cơ chân như trượt ngã,…
  • Căng cơ chân khi vận động liên tục và di chuyển theo nhiều hướng.
  • Hoạt động đột ngột khiến các cơ chưa kịp thích nghi.
  • Mang giày cao gót thường xuyên.
  • Xuất hiện gai xương sau gót chân.

b. Các triệu chứng thường gặp

  • Đau rát bỏng, cứng dọc theo gân ở phía sau gót chân vào buổi sáng. Mức độ nhẹ hoặc nặng kèm theo sưng vào buổi sáng, có thể rách hoặc đứt gân cơ chân.
  • Đau vùng gót chân, nhất là khi đứng bằng mũi chân hoặc căng gót chân. Trong trường hợp đứt gân, xuất hiện các triệu chứng đau kéo dài, sưng tấy thậm chí phù nề vùng gót chân.
  • Chồi xương (trường hợp viêm tại điểm bám gân).
  • Các hoạt động bàn chân giảm dần và thiếu linh hoạt.

2. Biến chứng nguy hiểm của viêm gân bó cơ gót chân

Biến chứng của viêm bó cơ gót chân
Biến chứng của viêm bó cơ gót chân

Nếu tình trạng bệnh viêm gân gót chân không được điều trị kịp thời và bệnh nhân không điều trị đúng cách có thể gây nên các tình trạng nghiêm trọng như:

  • Tổn thương dây thần kinh.
  • Khó lành hoặc chân bị yếu đi.
  • Đau nhiều hơn và liên tục ảnh hưởng đến việc đi lại.
  • Không có khả năng di chuyển nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng như đứt gân hoàn toàn.
  • Biến dạng xương gân gót chân.
  • Viêm gân bó cơ gót chân có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên cần gặp ngay bác sĩ để có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

3. Phương pháp chẩn đoán viêm gân bó cơ gót chân

Để chẩn đoán tình trạng của gân bó cơ gót chân, đầu tiên bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt để kiểm tra các triệu chứng và hoạt động của chân. Có thể ấn nhẹ vào chân để xác định vị trí đau. Sau đó các bác sĩ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm để xác định tình trạng của bệnh nhân như:

  • Chụp X – quang: Giúp quan sát tình trạng bàn chân và xương chân. Phương pháp này chỉ thấy hình ảnh dịch quang tại vị trí gân hoặc gai xương mà không thể cung cấp hình ảnh của gân. Tuy nhiên, điều này có thể giúp bác sĩ loại trừ một số bệnh liên quan đến các triệu chứng tương tự.
  • Siêu âm: Dùng sóng âm tần số cao tạo ra các hình ảnh tiết tại các mô mềm như gân giúp khảo sát các vận động của gân cơ, tổn thương xung quanh và viêm gân gót. Ngoài ra, do tính chất của phương pháp này có thể tạo hình ảnh chuyển động giúp đánh giá lưu lượng máu xung quanh gân.
  • Chụp MRI: Phương pháp sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến tạo ra các hình ảnh chi tiết giúp tìm ra vị trí bị viêm gân. Phương pháp cộng hưởng từ giúp phát hiện khả năng đứt gân hoặc các dấu hiệu thoái hóa của gân. 

4. Phương pháp điều trị viêm gân bó cơ gót chân hiệu quả

a. Phương pháp sơ cứu chấn thương RICE

Các trường hợp viêm gân bó cơ gót chân thường nhẹ đều có thể tự khỏi nếu tuân theo các cách điều trị của bác sĩ và có một chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc tốt. Phương pháp sơ cứu chấn thương RICE này có thể thực hiện tại nhà.

  • REST (nghỉ ngơi): Áp dụng với tình trạng đau gân gót nhẹ. Phương pháp này giúp cơ chân nghỉ ngơi và sản sinh năng lượng giúp tăng khả năng phục hồi cho gân. Nghỉ ngơi nhiều giúp giảm các áp lực đè nén lên xương, gân gót chân, giúp các cơ thư giãn. Từ đó, bệnh nhân sẽ mau lành. 

Lời khuyên là bệnh nhân nên nghỉ ngơi cho tới khi có thể đi lại bình thường mà không còn bị đau. Tuy phương pháp này khá đơn giản nhưng nếu bệnh nhân kiên trì chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt. Phương pháp có thể áp dụng ngay cả khi bạn không bị viêm bó cơ gót chân bởi một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động vừa phải có thể hạn chế và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến gân bó cơ gót chân.

  • Chườm đá: Đặt túi nước đá lên vùng bị thương trong vòng 15 – 20 phút giúp giảm đau và sưng.
Phương pháp REST và chườm đá tốt cho người bệnh
Phương pháp REST và chườm đá tốt cho người bệnh

b. Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hay chống viêm như naproxen, ibuprofen, aspirin,… nhưng sẽ không giảm tình trạng dày lên do gân thoái hóa. Trong trường hợp đau kéo dài, người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc với liều lượng mạnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiêm huyết tương (PRP) hoặc steroid. 

Các loại thuốc như thuốc không chứa steroid hoặc thuốc chứa Corticoid giúp giảm đau gân bó cơ gót chân tạm thời. Tuy nhiên có nguy cơ ảnh hưởng dạ dày nên khi sử dụng các loại thuốc cần uống theo chỉ định của bác sĩ.

c. Phẫu thuật gân Achilles

Trong trường hợp nghiêm trọng, khi điều trị theo phương pháp REST không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh can thiệp bằng phẫu thuật. Với các trường hợp có nguy cơ đứt gân hoặc đứt gân thì đây là biện pháp tốt vì giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động.

Một số các phẫu thuật như cắt bỏ cơ bụng chân, cắt lọc, sửa chữa gân và cắt lọc, chuyển gân. Quá trình phẫu thuật gồm rạch một đường phía sau gót chân. Nếu đứt, sẽ nối lại, nếu thoái hóa, sẽ cắt bỏ rồi chữa phần gân còn lại bằng chỉ chuyên phẫu thuật. Với các trường hợp nặng hơn, có thể cân nhắc thay thế gân bó cơ gót chân. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại rủi ro nhiễm trùng, vết thương lâu lành và có khả năng tái phát bệnh trong tương lai.

d. Vật lý trị liệu

Viêm Gân Bó Cơ Gót Chân: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị 4
Phương pháp vật lý trị liệu

Để hỗ trợ phục hồi gân bó cơ gót chân, bệnh nhân có thể thực hiện một số liệu trình điều trị. Các bài tập giúp kéo dài và tăng cường chức năng với sự hướng dẫn của bác sĩ:

Cần dụng cụ chỉnh hình (đệm nâng gót hoặc miếng lót giày mềm). Đây là một trong những phương pháp tốt nhất. Sử dụng thường xuyên giúp giảm độ co giãn của gân, các lực tác động lên gân gót chân. Đây là cách làm vừa an toàn và hiệu quả nhất, bởi không dùng thuốc nên không có khả năng ảnh hưởng do các tác dụng phụ, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và tăng cường chức năng của gân và hạn chế các nguy cơ rủi ro gây tái phát sau này. 

e. Phương pháp chống viêm gân bó cơ gót chân khác

Xoa bóp trị liệu được biết đến là một kỹ thuật vật lý trị liệu đặc biệt, trong đó áp lực và các động tác thích hợp được áp dụng bằng tay để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như đau đớn, căng cơ, chấn thương, và căng thẳng. 

Ngoài ra, xoa bóp trị liệu còn có khả năng cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy dòng máu và thư giãn cơ bắp. Kỹ thuật này có thể áp dụng tới nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm lưng, cổ, vai, cánh tay và chân. Phương pháp này sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều khi mắc phải tình trạng viêm gân gót.

5. Remedy – Phòng khám vật lý trị liệu viêm gân bó cơ gót chân hiệu quả nhất

Hiện nay, tập vật lý trị liệu gân bó cơ gót chân được các chuyên gia đánh giá cao là một phương pháp điều trị tích cực, đồng thời hỗ trợ khôi phục chức năng cơ thể và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.Tại Remedy, chúng tôi thực hiện phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách chuyên nghiệp, không kém phần chất lượng so với các bệnh viện trị liệu vật lý hàng đầu tại Châu Âu và Mỹ. Điều này mang đến cho bệnh nhân những liệu trình chăm sóc sức khỏe xương khớp đúng chuẩn, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng vận động một cách hiệu quả và bền vững trong thời gian dài. Còn chần chừ gì nữa mà không đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE để được thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài viết liên quan

* Đặt từ khoá trong ngoặc kép (vi dụ: “đột quỵ”) để tìm chính xác cả cụm từ