Viêm gân Achilles thường xảy ra ở những người thường xuyên vận động với cường độ cao. Bệnh này cũng thường gặp ở nhưng bệnh nhân cao tuổi, những người mắc các bệnh xương khớp. Đã có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Remedy tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “viêm gân Achilles bao lâu thì khỏi” trong bài viết sau đây nhé.
1. Hiểu đúng về bệnh viêm gân Achilles
Để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cũng như giúp bệnh nhân nhanh khỏi nhất, cũng như đưa ra câu trả lời cho câu hỏi viêm gân Achilles bao lâu thì khỏi. Hãy cùng Remedy tìm hiểu đôi nét về bệnh này trước nhé:
a. Bệnh viêm gân Achilles là gì?
Gân Achilles (gân A sin, hay gân gót chân) là một gân lớn nhất trong cơ thể, nối cơ vùng sau cẳng chân với bờ sau trên xương gót, có tác dụng gấp cổ chân về phía gan bàn chân.
Viêm gân Achilles là kết quả của hoạt động vận động quá mức, gây quá tải lên gân. Tổn thương gân có thể xảy ra ở các vị trí sau:
- Viêm điểm bám tận (Insertional Achilles Tendinitis): Tình trạng tổn thương này tác động đến vùng thấp nhất của gân, khu vực gân bám vào bờ sau trên của xương gót chân.
- Viêm phần giữa gân (Non-Insertional Achilles Tendinitis): Tổn thương ở phần phía trên điểm bám tận của gân.
b. Nguyên nhân
Các nguyên nhân dẫn đến viêm gân Achilles bao gồm:
-
- Tuổi tác: Thành phần cấu tạo chủ yếu của các gân nói chung cũng như gân Achilles nói riêng là collagen. Khi tuổi tác gia tăng, collagen bị suy giảm cả về số lượng cũng như chất lượng, làm cho các mô liên kết mất đi tính đàn hồi, gây tổn thương cho gân gót chân như: viêm, thoái hóa, đứt, rách…
-
- Chấn thương: thường gặp chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… có thể tạo ra những chấn thương đột ngột, gây đứt rách một phần hoặc toàn bộ gân Achilles. Các vi chấn thương kéo dài, thường xuyên liên tục như: đi giày cao gót, giày quá chật… cũng có thể gây tình trạng viêm gân mạn tính, nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến thoái hoá, đứt rách gân gót.
-
- Bệnh xương khớp: Người bị tật bàn chân bẹt, trọng lượng cơ thể không được phân phối đều trên bàn chân cũng có thể gây ra viêm gân Achilles. Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp đốt sống, Gút, Lupus, vảy nến… cũng có thể bị viêm gân gót
-
- Nguyên nhân khác: Những người có khớp cổ chân yếu, thừa cân, hoặc rối loạn chuyển hóa, lạm dụng corticoid hoặc các kháng sinh nhóm quinolones trong thời gian dài đều có thể bị viêm gân Achilles.
c. Triệu chứng thường gặp
Tổn thương gân Achilles có thể được nhận biết qua các triệu chứng như sau:
-
- Cảm giác đau rát hoặc đau cứng ở phần thấp vùng cẳng chân sau, đặc biệt khi thức dậy vào buổi sáng. Dấu hiệu này có thể là biểu hiện sớm của viêm gân Achilles.
-
- Đau ở vùng sau gót chân, đặc biệt khi gấp cổ chân căng gót hoặc đứng trên đầu ngón chân. Đau nhiều vào buổi sáng và có thể là dấu hiệu của viêm gân kéo dài, tăng nguy cơ đứt gân.
-
- Nếu gân bị đứt, bạn có thể bị đau dai dẳng, cảm giác phù nề ở vùng gót chân và đôi khi cảm thấy bắp chân cứng đơ. Có thể nghe thấy tiếng “pốp” hoặc tiếng rắc khi gân bị đứt, đi kèm với đau chói đột ngột, sờ thấy gân mất liên tục, giảm hoặc mất động tác gấp khớp cổ chân, không thể đứng kiễng chân. Vùng gót chân có thể sưng và tím đen do tổn thương mạch máu.
2. Phương pháp điều trị viêm gân Achilles nhanh hồi phục nhất
Viêm gân gót không tự khỏi. Bệnh nhân có thể có thời điểm hết đau do giảm tình trạng viêm cấp, tuy nhiên bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, gân sẽ bị thoái hóa ngày càng nhiều. Quá trình thoái hóa diễn biến chậm chạp nhưng khó hồi phục khiến gân ngày càng suy yếu, đến mức một chấn thương rất nhỏ cũng có thể gây đứt gân. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu sớm của bệnh, người bệnh nên đi thăm khám bác sỹ để có sự tư vấn điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, lao động của mình.
Để điều trị bệnh viêm gân Achilles một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau đây:
Phương pháp điều trị viêm gân Achilles nhanh chóng phục hồi
a. Điều trị viêm gân Achilles bằng thuốc
i. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau nói chung, có thể được dùng cho bệnh nhân viêm gân gót. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng bất lợi, người bệnh không nên tự ý mua dùng, mà nên đi khám bác sỹ để sử dụng thuốc một cách hợp lý, hiệu quả và an toàn.
ii. Tiêm corticoid tại chỗ
Costicoid là thuốc có tính chống viêm mạnh, có thể được sử dụng trong các trường hợp nặng. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ như tổn thương gân, tăng đường máu, nhiễm trùng, teo da… Cần tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
iii. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Với sự ra đời của nhiều phương pháp trị liệu tiên tiến, việc điều trị viêm gân Achilles hiện nay đã không còn là một thách thức đối với các bác sỹ.
Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một giải pháp hiệu quả để chữa lành các tổn thương gân. Đây là một cuộc cách mạng trong điều trị các bệnh lý gân vì tính an toàn, hiệu quả cao, bền vững.
Thông thường, sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khoảng 2-4 tuần người bệnh sẽ có đáp ứng với điều trị. Một số người bệnh có thể sẽ đáp ứng nhanh hơn, đặc biệt là nếu được phát hiện viêm gân sớm. Tại phòng khám Remedy chúng tôi thường áp dụng điều trị đa mô thức, kết hợp vật lý trị liệu, vận động trị liệu, tiêm PRP (nếu cần), hướng dẫn các bài tập cũng như cách tập luyện thể thao, cách phòng tránh các tư thế có hại cho gân cơ khớp…
b. Điều trị viêm gân Achilles không dùng thuốc
Để điều trị viêm gân Achilles mà không sử dụng thuốc, hiện nay có 2 phương pháp điều trị sau:
i. Phương pháp R.I.C.E
Phương pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn đau cấp, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà và văn phòng. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để điều trị viêm gân hiệu quả hơn:
-
- Rest (nghỉ ngơi): Hãy dành thời gian nghỉ ngơi để giảm áp lực lên các cơ vùng sau cẳng chân và gân gót. Việc này giúp gân được thư giãn và hỗ trợ quá trình lành thương nhanh chóng. Có thẻ sử dụng nạng khi di chuyển để giảm áp lực trên gân gót.
-
- Ice (chườm đá): Áp đá lạnh lên vùng viêm cáp trong khoảng 15-20 phút để giảm đau và sưng. Lưu ý tránh áp đá quá lâu vì có thể gây bỏng da do lạnh.
-
- Compression (băng ép): Sử dụng băng vải hoặc băng thun để quấn ép nhẹ quanh vùng tổn thương, băng ép vừa phải giúp hạn chế vận động quá mức khớp cổ chân, làm giảm sưng tấy. Lưu ý tránh băng quá chặt để không làm cản trở lưu thông máu, làm tăng nguy cơ tổn thương gân nặng nề hơn.
-
- Elevation (kê cao chân bị tổn thương): người bệnh nằm, kê chân bị thương cao hơn vị trí tim khi nghỉ ngơi. Điều này giúp giảm sưng và đau một cách hiệu quả, quá trình phục hồi trở nên nhanh hơn.
ii. Vật lý trị liệu
Bệnh nhân viêm gân Achilles nên được điều trị bằng vật lý trị liệu cũng như thực hiện những bài tập vận động chuyên biệt để đảm bảo hồi phục tổn thương cũng như củng cố sức mạnh của gân Achilles và giảm nguy cơ tái phát.
Tại Phòng khám Remedy, chúng tôi áp dụng các phương pháp điều trị bằng các tác nhân vật lý trong điều trị các bệnh cơ xương khớp nói chung cũng như viêm gân gót nói riêng. Các phương pháp này đảm bảo hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ cũng như không có các tai biến biến chứng cho người bệnh. Với viêm gân gót, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị nhiệt, ánh sáng Laser công suất cao, siêu âm đa tần số. Với một số trường hợp khó hơn có thể phải sử dụng các công nghệ cao hơn như từ trường siêu dẫn, sóng xung kích và các bài tập chuyên biệt với sự hướng dẫn theo dõi của các kỹ thuật viên.
Hy vọng với những chia sẻ của Remedy về câu hỏi viêm gân Achilles bao lâu thì khỏi đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hiện nay, vật lý trị liệu được các chuyên gia đánh giá cao là một phương pháp điều trị tích cực, an toàn, nhanh chóng khôi phục chức năng cơ thể và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Quý bệnh nhân có thể đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE 0832 400 600 để được thăm khám và chữa trị kịp thời!
Xin cảm ơn!