TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY

Trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Remedy luôn tự hào mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam vì “Sức khỏe của bạn chính là niềm hạnh phúc của Remedy”.

Địa chỉ

Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ

info@remedy.com.vn
0832 400 600

Giờ mở cửa

Từ Thứ 2 đến Chủ Nhật
8:00 — 20:00

Follow us

Viêm điểm bám gân: 5 nguyên nhân thường gặp

/
/
Viêm điểm bám gân: 5 nguyên nhân thường gặp

Viêm điểm bám gân là tình trạng viêm ở gân, bao gân, dây chằng ngay tại đoạn gân bám vào xương, thường là kết quả của các chấn thương thể chất, lặp đi lặp lại chuyển động và sử dụng cơ bắp quá mức. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp và các vấn đề về vận động. Viêm điểm bám kéo dài có thể dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn ảnh hưởng đến chuyển động và chức năng của cơ thể.

1. Viêm điểm bám gân là gì?

Gân được tạo thành từ những mô liên kết dạng sợi nằm ở mỗi đầu cơ nối vào xương. Chúng tạo ra nhiều lực khác nhau, giúp thực hiện những chuyển động linh hoạt. Viêm điểm bám gân là tình trạng viêm ở gân, bao gân, dây chằng ngay tại đoạn gân bám vào xương. Tình trạng này thường là kết quả của các chấn thương thể chất, lặp đi lặp lại chuyển động và sử dụng cơ bắp quá mức. Những người bị viêm điểm bám gân sẽ có cảm giác đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, co thắt, khó thực hiện những chuyển động ở bộ phận bị ảnh hưởng.

Viêm điểm bám gân là tình trạng viêm, sưng quanh vị trí bám vào xương của gân thường gặp ở vị trí lồi cầu ngoài xương cánh tay, cổ tay, gối, gót, mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ.

Viêm điểm bám gân: 5 nguyên nhân thường gặp 5

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm điểm bám gân

  • Tuổi tác: Bệnh lý viêm điểm bám gân có nguy cơ cao ở những người lớn tuổi. Bởi sợi collagen trong cơ thể khi đó càng giảm, nguy cơ tổn thương gân sẽ càng cao.
  • Vận động, họa động thể dục thể thao: Khi chơi thể thao, vận động, những động tác nhanh cần phản xạ là nguyên nhân chính khiến cho gân về thời gian dài thiếu đi sự đàn hồi, rất dễ gây ra tổn thương gân hoặc chấn thương. Một số bộ môn thể thao có thể gây ra nguy cơ bị viêm điểm bám gân ở chân như khiêu vũ, chạy bộ, thể dục dụng cụ, bóng đá.
  • Người từng có tiền sử về các bệnh: Rối loạn chuyển hóa, người thừa cân béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu xương cánh tay, các trường hợp bị yếu cơ, các khớp bị lỏng lẻo.\
  • Phụ nữ đi giày cao gót: Với tư thế khi đi giày cao gót khiến cho lưng và chân chịu tổn thương về lâu về dài, mất đi sự đàn hồi gây nên những triệu chứng của viêm điểm bám gân.
  • Sử dụng máy tính thường xuyên: Ngày nay, đối với cường độ làm việc 8 tiếng và sử dụng máy tính, thao tác đánh máy và di chuyển chuột trong thời gian dài thường đối mặt với những nguy cơ như đau mỏi cổ tay, khó chịu ở khuỷu tay.

Ban đầu, sẽ là những cơn đau cảm giác đau nhẹ thoáng qua, nhưng không được phát hiện điều trị kịp thời dẫn đến viêm ngày càng tiến triển, dai dẳng gây sưng tấy, nóng rát.

3. Triệu chứng khi mắc viêm điểm bám gân

Cảm nhận đau tại vùng bị tổn thương không chỉ là một sự khó chịu đơn thuần, mà nó có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đau có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ hoặc nặng, có thể là một cảm giác nhức nhặt liên tục hoặc một cơn đau cấp tính khi bạn thực hiện các hoạt động vận động. Nó có thể tập trung tại vị trí tổn thương hoặc lan rộng ra vùng cơ xung quanh nơi gân bị viêm. Đau ở vị trí bị tổn thương, có thể đau liên tục, đau tăng nhiều hơn khi vận động, đau tại chỗ hoặc lan rộng ra vùng cơ có gân bị viêm, gây hạn chế vận động.

Bạn có thể thấy vùng bị đau sưng to, nóng bức và có màu đỏ xung quanh. Đôi khi, khi sờ vào vùng đau, bạn có thể cảm nhận được một cục u nhỏ nổi lên dọc theo gân bị viêm.

Khi gân bị viêm ảnh hưởng đến tay hoặc chân, bạn có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động vận động và sức mạnh của cơ bị giảm so với bên khác còn khỏe mạnh.

Nếu viêm điểm bám gân xuất phát từ một nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp, thì bạn có thể gặp thêm các triệu chứng liên quan đến các bệnh này.

Tất cả những biểu hiện này có thể gây hạn chế đáng kể đối với khả năng vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bạn.

4. Biến chứng

  • Hạn chế vận động: Viêm điểm bám gân có thể làm giảm khả năng vận động của các cơ và khớp liên quan đến vị trí bị viêm. Điều này có thể gây ra sự bất tiện trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, làm việc, hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao.
  • Đau đớn và khó chịu: Đau đớn là một triệu chứng phổ biến khi bạn mắc viêm điểm bám gân. Nó có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra mất ngủ và căng thẳng.
  • Sưng và viêm nhiễm: Vùng bị viêm có thể trở nên sưng to, nóng bức và đỏ quanh vùng tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm có thể lan rộng và gây ra nhiễm trùng.
  • Hao mòn cơ và gây tổn thương dài hạn: Nếu không chữa trị, viêm điểm bám gân có thể dẫn đến hao mòn cơ bắp và gây tổn thương dài hạn cho cơ và gân. Điều này có thể làm suy yếu sự ổn định và khả năng hoạt động của vùng bị ảnh hưởng.
  • Khả năng làm việc và cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng: Viêm điểm bám gân có thể làm giảm khả năng làm việc và tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Điều này có thể gây ra khó khăn trong việc duy trì công việc hoặc thực hiện các hoạt động gia đình và xã hội.

5. Phương pháp điều trị viêm điểm bám gân

a. Vận động trị liệu

Các bài tập tầm vận động gây duỗi các khớp đang cứng. Kéo giãn thường đạt hiệu quả và ít gây đau nhất khi nhiệt độ mô lên khoảng 43° C. Với sự hỗ trợ của những máy tập hiện đại bao gồm tập thụ động, bán chủ động, chủ động và chủ động với lực kháng. giúp cho các bạn phục hồi chức năng khi bị teo cơ, căng cứng cơ nhanh hơn. Ngoài ra, biện pháp này còn hiệu quả trong việc khôi phục khả năng giữ thăng bằng, di chuyển và ngôn ngữ, giúp bệnh nhân có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

b. Vật lý trị liệu

  • Điện xung 2 kênh: Loại xung điện này có thể là dòng điện một chiều hoặc xoay chiều. Là một phương pháp phổ biến, hiệu quả, giúp giảm đau, giảm viêm, và phục hồi cơ bị liệt. Trong quá trình điều trị điện xung, bác sĩ sẽ theo dõi các phản ứng của cơ thể để điều chỉnh tần số và cường độ phù hợp. Giúp cho việc điều trị hiệu quả các chứng đau lưng, đau cổ vai, đau cơ, đau thần kinh ngoại vi, đau khớp, đau chấn thương… Bệnh nhân sẽ thấy sức khỏe của mình được cải thiện rõ rệt, các triệu chứng khó chịu cũng giảm dần qua từng liệu trình điều trị.
  • Laser công suất cao: sử dụng chùm tia laser cường độ cao để kích thích quá trình lành mô và giảm đau và viêm, có thể thâm nhập sâu hơn vào các mô so với liệu pháp laser cường độ thấp và tác động tới các mô tới 12 cm dưới bề mặt da. Đây được coi là phương pháp vật lý trị liệu có hiệu quả nhất trong điều trị chống viêm. 

Phòng khám Remedy hiện sử dụng những thiết bị hiện đại bậc nhất của hãng Zimmer, CHLB Đức trong điều trị điện xung và laser công suất cao.

* Đặt từ khoá trong ngoặc kép (vi dụ: “đột quỵ”) để tìm chính xác cả cụm từ