Cân gan chân là một dải gân cơ ở lòng bàn chân, có tác dụng duy trì độ nhún và vòm cong sinh lý của chân. Cân gan bàn chân có cấu tạo từ các sợi collagen trải dài từ xương gót chân đến chỏm của các xương bàn chân gần ngón chân. Viêm cân gan bàn chân là tình trạng cân gan bàn chân bị tổn thương gây ra những cơn đau nhói ở vị trí dưới gót chân, vùng mặt tì đè của gót chân lên mặt đất khi đi.
1. Viêm cân gan chân là bệnh gì?
Viêm cân gan chân là tình trạng viêm và rối loạn của cân gan, một dải gân cơ kéo dài từ chỏm xương bàn chân đến xương gót. Cân gan bàn chân duy trì tính linh hoạt và hỗ trợ ổn định của chân, giảm áp lực khi vận động. Tình trạng này gây đau và khó chịu ở chân, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, vận động viên điền kinh và người lao động nặng.
2. Nguyên nhân của viêm cân gan chân
- Tuổi tác: Đặc biệt, người nam giới trong độ tuổi 40-60 thường dễ mắc viêm cân gan chân.
- Tập thể dục không đúng cách: Chạy bộ với cường độ cao, sử dụng giày không phù hợp hoặc miếng lót giày không đúng cách có thể căng cơ bàn chân và gây tổn thương khiến viêm cân gan chân.
- Dị tật bàn chân bẩm sinh (bàn chân bẹt): Bàn chân bẹt, thiếu hõm cong tự nhiên, gây mất cân bằng cơ thể và kéo dãn mô kết nối, dẫn đến viêm cân gan.
- Béo phì: Tích tụ mỡ thừa tạo áp lực lên cân gan, gây sưng viêm.
- Tính chất công việc: Người thường xuyên đứng lâu, di chuyển nhiều trên bề mặt cứng, sử dụng giày cao gót, hoặc đi chân trần có nguy cơ tổn thương cân gan.
- Chấn thương đột ngột: đứt gân, căng gân, rách gân, viêm khớp, rách cơ, trật khớp, viêm ở các bộ phận khác, thoái hóa gân hoặc lắng đọng canxi kéo dài.
Nhận biết và đối phó kịp thời là quan trọng để tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến cân gan chân.
3. Triệu chứng của viêm cân gan chân
Hãy đến Remedy thăm khám ngay nếu bạn có 1 trong những triệu chứng của viêm cân gan chân sau:
- Đau thường xuất hiện ở một bên bàn chân, có thể kéo dài lên gót chân và vòm bàn chân.
- Đau tăng dần sau khi vận động hoặc khi thức dậy vào buổi sáng.
Đau khi co hoặc duỗi bàn chân hoàn toàn. - Cảm giác tê rần, ngứa ran, và đôi khi sưng tấy (hiếm khi).
- Rách hoặc đứt gân cân gan gây đau cấp tính, sưng viêm và tiếng lách cách.
- Triệu chứng chủ yếu phụ thuộc vào vị trí gân bị tổn thương và viêm, thường là đau ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
- Đau dọc theo gân hoặc nơi gân nối vào xương.
- Đau khi hoạt động chân như đi lại hoặc chạy nhảy.
- Cảm giác căng cứng sau thời gian không hoạt động, đặc biệt vào buổi sáng.
- Vùng gân viêm thường sưng tấy, đỏ hoặc nóng.
- Phù nhẹ ở vùng gân bị viêm khi gân trở nên dày hơn.
4. Biến chứng của viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân thường không đe dọa tính mạng, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khi tình trạng tái phát hoặc người bệnh tiếp tục hoạt động mạnh trong thời gian viêm gân vẫn còn. Những biến chứng có thể bao gồm:
- Viêm gân cơ bàn chân kéo dài: Thường xảy ra khi viêm cân gan bàn chân tái phát nhiều lần và kéo dài trong thời gian dài.
- Đứt gân cân gan: Đây là biến chứng có thể xảy ra khi người bệnh hoạt động quá mạnh, tạo áp lực lớn lên gân bàn chân đang bị tổn thương.
5. Phương pháp điều trị viêm cân gan chân
a. Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là mức độ đau viêm cân gan chân của bệnh nhân để quyết định việc sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc chống viêm thích hợp. Ví dụ, trong trường hợp viêm gân bàn chân, Ibuprofen thường được sử dụng phổ biến. Ibuprofen có tác dụng giảm đau và giảm sưng tại vị trí viêm gân.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng Ibuprofen hoặc bất kỳ loại thuốc chống viêm NSAID nào khác. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra vấn đề về dạ dày hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
b. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu luôn là một phương pháp quan trọng trong quá trình điều trị viêm cân gan chân. sử dụng các dụng cụ và thiết bị để thực hiện các mẫu vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực của cơ thể một cách có hệ thống. Mục tiêu của các bài tập vật lý trị liệu là giúp khôi phục chức năng của gân, tăng sự linh hoạt và ổn định ở vùng bàn chân, mắt cá chân và bắp chân. Dựa vào triệu chứng cụ thể của bệnh nhân, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập phù hợp.
Bài tập ở Remedy có thể bao gồm các kỹ thuật để cải thiện chuyển động, sức mạnh, sức bền, tư thế, thăng bằng và phối hợp. Đây là một kỹ thuật cốt lõi của vật lý trị liệu và khác biệt với các hình thức thư giãn hoặc tập thể dục thông thường khác vì được chuyên gia chỉ định dựa trên kiến thức chuyên sâu về chức năng cơ thể.
Các phương pháp vật lý trị liệu khác, trong đó có siêu âm, laser công suất thấp và sóng xung kích cho thấy hiêu quả cao và có thể được đưa vào liệu trình điều trị song song với các bài tập vận động.
c. Phẫu thuật
Phẫu thuật là một phương pháp cuối cùng và chỉ được thực hiện khi các phương pháp điều trị viêm cân gan chân bên trong không hiệu quả hoặc nếu bệnh nhân trải qua cơn đau bàn chân kéo dài hơn 6 tháng. Phẫu thuật có thể giúp giảm đau hoặc loại bỏ nó. Tuy nhiên, điều này phải được xem xét cẩn thận và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân cần biết rằng phẫu thuật có thể tiềm ẩn rủi ro và biến chứng như đau mạn tính và tổn thương dây thần kinh. Do đó, phẫu thuật nên được xem xét một cách cẩn trọng và nếu có nhu cầu, nên tìm đến các bệnh viện có uy tín và kinh nghiệm để thực hiện phẫu thuật.
Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra từ những thói quen sinh hoạt, tập luyện hàng ngày của bạn. Vậy nên khi gặp những triệu chứng viêm cân gan chân giống như trên hãy tới Remedy để được phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời bằng những phương pháp tân tiến nhất.