Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau cũng như các bệnh lý khác nhau hoặc phục hồi chấn thương làm giảm khả năng vận động. Cùng tìm hiểu tổng quan phương pháp này ngay qua bài chia sẻ dưới đây!
1. Tổng quan về phương pháp vật lý trị liệu
a. Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa trị bệnh lý mà không cần dùng thuốc, không phẫu thuật hoặc xâm lấn vào cơ thể. Thay vào đó, vật lý trị liệu là phương pháp dùng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể như vận động cơ học, sóng âm, sóng ngắn, nhiệt, ánh sáng,… Từ đó, người bệnh có thể phục hồi chức năng cơ xương khớp, hỗ trợ giảm đau và mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe mà không gây tác dụng phụ.
b. Vai trò
Phương pháp vật lý trị liệu mang lại nhiều vai trò cho sức khỏe người bệnh như:
- Làm thuyên giảm các cơn đau, người bệnh có thể giảm dần việc dùng thuốc để tránh tác dụng phụ cho cơ thể.
- Cải thiện và phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau chấn thương, tai biến hoặc sau phẫu thuật để người bệnh sớm sinh hoạt trở lại như bình thường.
- Phòng ngừa các bệnh liên quan đến sức khỏe của người lớn tuổi.
c. Hình thức
Có 2 nhóm chính khi điều trị vật lý trị liệu là:
- Điều trị chủ động: Người bệnh được tập luyện với những bài tập sử dụng công cụ đi kèm hoặc đi bộ, đạp xe.
- Điều trị bị động: Người bệnh không cần phải vận động, thay vào đó sẽ sử dụng nhiệt, ánh sáng, nước, sóng âm, siêu âm… nhằm giải pháp các áp lực chèn ép lên dây thần kinh và đẩy nhanh tốc độ tái tạo mô tổn thương.
2. Vật lý trị liệu được khuyên dùng cho bệnh lý nào?
Không phải bất cứ bệnh lý nào cũng sử dụng được phương pháp vật lý trị liệu mà chỉ được bác sĩ chỉ định cho một số bệnh cụ thể. Bao gồm:
- Bệnh lý về cơ xương khớp: cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm gân, hoặc liệt thần kinh ngoại biên.
- Tổn thương về cơ, thần kinh: Tổn thương tủy sống, chấn thương sọ não, đột quỵ…
- Người gặp chấn thương cần hồi phục khả năng vận động: trật khớp, giãn dây chằng, căng dãn cơ bắp,…
- Phục hồi sau tai biến: Bệnh nhân sau tai biến nên tập vật lý trị liệu sớm để khôi phục lại chức năng của các bộ phận bị tổn thương, từ đó người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
- Bệnh về hô hấp: viêm phổi, hen phế quản hoặc tắc nghẽn phổi.
- Bệnh mãn tính: đái tháo đường, đau dạ dày, tăng huyết áp,…
Muốn phục hồi chức năng và cải thiện bệnh lý một cách hiệu quả thì người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có chỉ định cụ thể, chi tiết.
3. Tác dụng của vật lý trị liệu
a. Cải thiện khả năng vận động cơ xương khớp
Bằng cách sử dụng các tác động vật lý và tập luyện các bài tập tăng cường cơ như hư đẩy tạ, kéo dây, và xoay khớp có thể giúp tăng sức mạnh và độ linh hoạt của các cơ và xương. Ngoài ra, sử dụng các biện pháp như nhiệt độ và áp lực có thể giúp giảm sưng, giảm đau và tăng cường quá trình phục hồi.
Hơn nữa, vật lý trị liệu có thể giúp tăng khả năng di chuyển của cơ xương khớp. Các biện pháp như tập đi bằng thiết bị hỗ trợ, tăng cường khả năng đứng và di chuyển, có thể giúp cải thiện sự tự tin và độc lập trong việc di chuyển.
b. Phục hồi cơ thể sau tai biến
Người bệnh cần phục hồi cơ thể sau tai biến thì phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp cực kỳ hiệu quả. Vật lý trị liệu có thể cải thiện chức năng của các nhóm cơ bị ảnh hưởng tai biến, từ đó lấy lại khả năng di chuyển và thực hiện tốt các hoạt động hàng ngày.
Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn bác sĩ và lịch trình tập luyện đều đặn thì người bệnh có thể di chuyển một cách độc lập cũng như giảm tình trạng đau sau tai biến. Hơn thế, các biện pháp massage, điện xung và nhiệt độ có thể giúp giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
c. Cải thiện khả năng thăng bằng của cơ thể
Nhiều người lớn tuổi hoặc mắc bệnh tai biến thường bị suy giảm khả năng thăng bằng cơ thể. Người bệnh sẽ được kiểm tra và theo dõi nguy cơ té ngã. Nếu người bệnh có khả năng thăng bằng kém thì bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập cải thiện giúp bệnh nhân đi lại một cách an toàn. Đồng thời, giảm thiểu các triệu chứng hoa mắt và chóng mặt thường gặp.
d. Kiểm soát bệnh tim phổi
Với những bệnh lý về tim phổ thì vật lý trị liệu giúp cải thiện các triệu chứng và mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Các bài tập tăng cường, điều hòa nhịp thở giúp tăng cường chức năng tim bằng cách tăng cường lưu lượng máu và cung cấp oxy cho cơ tim.
4. Địa chỉ vật lý trị liệu uy tín cho người bệnh
Trung tâm vật lý trị liệu Remedy là địa chỉ được nhiều người bệnh tin tưởng truyền tai nhau. Đến với Remedy, bệnh nhân sẽ được trực tiếp bác sĩ đầu ngành phục hồi chức năng thăm khám và đưa ra lộ trình điều trị chi tiết. Với trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, người bệnh sẽ được hưởng dịch vụ và phương pháp điều trị tốt nhất.
Remedy là trung tâm trị liệu – phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Đội ngũ nhân sự bao gồm các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, các điều dưỡng, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Remedy hướng đến mục tiêu trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn hàng đầu Việt Nam và cam kết mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao. Còn chần chừ gì nữa mà không đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE để được thăm khám và chữa trị kịp thời!