TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY

Trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Remedy luôn tự hào mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam vì “Sức khỏe của bạn chính là niềm hạnh phúc của Remedy”.

Địa chỉ

Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ

info@remedy.com.vn
0832 400 600

Giờ mở cửa

Từ Thứ 2 đến Chủ Nhật
8:00 — 20:00

Follow us

4 kỹ thuật vật lý trị liệu bệnh hô hấp hiệu quả hiện nay

/
/
/
4 kỹ thuật vật lý trị liệu bệnh hô hấp hiệu quả hiện nay

Vật lý trị liệu bệnh hô hấp ngày một trở thành đề tài được hầu hết mọi người quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Bài viết sau đây cung cấp hướng dẫn về các kỹ thuật vật lý trị liệu bệnh hô hấp cho bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp mãn tính, nhằm phục hồi chức năng hô hấp quan trọng cho sức khỏe của người bệnh.

1. Vật lý trị liệu bệnh hô hấp là gì?

Vật lý trị liệu hô hấp là một phương pháp sử dụng các bài tập cơ bản, can thiệp hành vi để cải thiện chức năng và tăng cường chất lượng hô hấp của những người mắc bệnh về đường hô hấp. Phương pháp giúp điều trị bổ sung cho bệnh nhân mắc các vấn đề về hô hấp thông qua việc áp dụng các phương pháp vật lý như tập thể dục và một số các kỹ thuật đơn giản khác mà không cần đến phẫu thuật.

2. Vật lý trị liệu bệnh hô hấp được chỉ định cho trường hợp nào?

Vật lý trị liệu phục hồi hô hấp được chỉ định cho nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm:

  • 2a. Bệnh phổi mạn tính: Ví dụ như viêm phế quản mãn tính (COPD), áp xe phổi, xẹp phổi, hen suyễn, và bệnh tắc nghẽn một hoặc nhiều đoạn của đường thở.
  • 2b. Sau phẫu thuật: Sau khi tiến hành các ca phẫu thuật về ngực hoặc bụng, vật lý trị liệu phục hồi hô hấp có thể giúp loại bỏ chất nhầy trong đường thở và cải thiện sự thông thoáng của các căn quản.
  • 2c. Bệnh về tim mạch, viêm gan siêu vi C  :Một số bệnh có thể gây ra triệu chứng khó thở ở bệnh nhân. Vật lý trị liệu phục hồi hô hấp có thể giúp cải thiện chức năng hô hấp và giảm triệu chứng như mệt mỏi và khó thở.
  • 2d. Những người nằm một chỗ trong thời gian dài (người liệt, tai biến) cần cải thiện hô hấp.

Tuy nhiên, để an toàn hơn, việc chỉ định vật lý trị liệu phục hồi hô hấp cần được xác định dựa trên đánh giá của bác sĩ hoặc chuyên gia về vật lý trị liệu. Họ sẽ xem xét các yếu tố như triệu chứng, kết quả kiểm tra và lịch sử bệnh để quyết định liệu liệu này có phù hợp cho từng trường hợp hay không.

4 kỹ thuật vật lý trị liệu bệnh hô hấp hiệu quả hiện nay 1
Vật lý trị liệu bệnh hô hấp được chỉ định cho trường hợp nào?

3. Các kỹ thuật vật lý trị liệu trong phục hồi hô hấp

Các phương pháp vật lý trị liệu hô hấp được sử dụng để làm thông thoáng đường thở và loại bỏ các chất đờm, dịch ứ gây tắc nghẽn trong phế quản.Các kỹ thuật này có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tạo ra một phương pháp điều trị toàn diện cho việc phục hồi chức năng hô hấp. Có thể tham khảo một số bài tập như:

4. Tập luyện hít thở

Phương pháp vật lý trị liệu bệnh hô hấp đơn giản nhất là bài tập luyện hít thở. Bên cạnh các bài tập thở ra hít vào chậm với dụng cụ, thở thở chủ động hoặc thụ động, thở gắng sức, thở có đề kháng, thở ngực chủ động, thở bụng (thở cơ hoành), dẫn lưu tự sinh, người mới nên tập bài hít sâu và thở ra chậm. Kỹ thuật này đơn đơn giản nhất, yêu cầu người bệnh lấy một hơi sâu qua mũi và sau đó thở ra chậm qua miệng. Quá trình này giúp kéo dài thời gian của giai đoạn thoát khí và giúp loại bỏ được không khí ứ đọng trong phổi..

5. Vận động

Bên cạnh việc tập luyện hít thở, phương pháp vật lý trị liệu bệnh hô hấp cơ bản tiếp theo đó là vận động. Tần suất và cường độ của vận động cần phải phụ thuộc vào thể chất và tình trạng bệnh của mỗi người. 

  • Những vận động giúp tăng sự bền bỉ: Việc vận động tăng sức bền có thể được thực hiện theo kiểu liên tục hoặc ngắt quãng. Ví dụ, đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội là các hoạt động liên tục giúp cải thiện sự chịu đựng của tim và phổi.
  • Những vận động tăng sức cơ: Trong quá trình phục hồi sau bệnh hô hấp, các bài tập như nâng tạ và giữ thăng bằng có thể được áp dụng. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại và mức độ hoạt đông này phải tuỳ thuộc vào khả năng và chỉ dẫn từ người chuyên gia y tế.

Quan trọng nhất là luôn tuân thủ chỉ dẫn và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế chuyên môn. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra phương pháp vận động phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

6. Vỗ rung lồng ngực

Phương pháp vỗ rung lồng ngực cũng là một bài tập trong vật lý trị liệu bệnh hô hấp. Đây là kỹ thuật sử dụng bằng tay để áp dụng lực lên vùng ngực của bệnh nhân. Kỹ thuật này giúp kích thích ho khạc và tạo ra các rung động trong phổi, từ đó giúp đờm, những chất gây tắc nghẽn được loại bỏ khỏi phổi.

Vỗ rung cũng được coi là một biện pháp điều trị hỗ trợ cho các vấn đề liên quan đến hệ thống hô hấp. Tuy nhiên, khi thực hiện vỗ rung, cần chú ý áp dụng lực nhẹ, đồn điền và liên tục để tránh gây đau hoặc tổn thương cho các vùng cột sống và dạ dày của bệnh nhân.

7. Dẫn lưu tư thế 

Đối với những phương pháp đơn giản trong vật lý trị liệu bệnh hô hấp vừa kể trên, kỹ thuật dẫn lưu tư thế đòi hỏi sự cẩn thận và chuyên môn hơn.

Để giúp dịch đờm bị ứ đọng trong phổi di chuyển từ các phế quản nhỏ đến lớn và sau đó thoát ra ngoài dưới tác động của trọng lực, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu và hướng dẫn bệnh nhân thay đổi tư thế. Cách đặt tư thế này sẽ phụ thuộc vào vùng phổi bị tổn thương mà cần được xử lý.

8. Lưu ý khi tập vật lý trị liệu bệnh hô hấp

Khi thực hiện vật lý trị liệu phục hồi bệnh hô hấp, có một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • 8a. Đánh giá ban đầu: Trước khi bắt đầu vật lý trị liệu, cần tiến hành một cuộc đánh giá kỹ lưỡng để xác định tình trạng của bệnh nhân và các yếu tố liên quan. Điều này bao gồm kiểm tra chức năng hô hấp, mức độ khó thở, sự cản trở trong việc thông khí và các yếu tố nguy cơ khác.
  • 8b. Lựa chọn phương pháp: Dựa vào tình trạng của bệnh nhân và mục tiêu điều trị, có thể áp dụng các phương pháp vật lý khác nhau phù hợp với thể chất.
  • 8c. Chú ý an toàn: Khi thực hiện vật lý trị liệu, luôn tuân thủ các biện pháp an toàn để ngăn ngừa tai nạn hoặc tổn thương cho bệnh nhân. Đảm bảo hiểu rõ về cách sử dụng các thiết bị và kỹ thuật phù hợp.
  • 8d. Điều chỉnh theo dõi: Theo dõi chặt chẽ tình trạng của bệnh nhân trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu. Đánh giá hiệu quả điều trị, sự thoải mái của bệnh nhân và tiến triển của tình trạng hô hấp.
  • 8e. Tuân theo chỉ dẫn y khoa: Luôn tuân theo các chỉ dẫn y khoa từ các chuyên gia hoặc các tổ chức y tế liên quan..

Lưu ý rằng các lưu ý trên chỉ mang tính chất tổng quát và không thay thế cho sự tư vấn y tế chuyên sâu. Hãy cố gắng liên hệ với các chuyên gia y tế để được hướng dẫn cụ thể và cá nhân hóa trong việc thực hiện vật lý trị liệu phục hồi bệnh hô hấp.

Phòng khám Phục hồi chức năng Remedy – Địa chỉ đáng tin cậy cho bạn sức khỏe toàn diện. Chúng tôi cam kết mang đến chất lượng hàng đầu với dịch vụ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để nâng cao sức khỏe của bạn. Đừng chần chừ, nhấc máy liên hệ ngay HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn tốt nhất!

Bài viết liên quan

Chia sẻ lên

<span class="title-gradient-2">REMEDY</span>

REMEDY

Chấm dứt cơn đau - Chữa mau phục hồi

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Nhận tư vấn sớm nhất

Liên hệ ngay hôm nay để Remedy giúp bạn định hướng kịp thời giải pháp cho vấn đề bạn đang gặp phải.

info@remedy.vn

Tiếp nhận email 24/7

0832 400 600

Khi cần hỗ trợ ngay

    * Đặt từ khoá trong ngoặc kép (vi dụ: “đột quỵ”) để tìm chính xác cả cụm từ