Thoái hóa khớp, còn gọi là bệnh xương khớp, thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng hiện nay, người trẻ cũng có thể dễ mắc phải vì cách sống hàng ngày không đúng cách. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh này và áp dụng cách điều trị hiệu quả? Hãy cùng Remedy tìm hiểu.
Thoái hóa khớp là bệnh gì?
Khớp bao gồm sụn khớp và dịch khớp có vai trò làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn nhau ở khớp. Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và có thể không còn đủ che hết đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, giảm mật độ khoáng, xuất hiện các vết nứt nhỏ. Các mô xung quanh cũng có thể bị tổn thương, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy. Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân…
Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp
Tuổi càng cao thì các chất collagen trong cơ thể cũng bị thiếu hụt, từ đó suy giảm sự bài tiết chất nhờn bôi trơn sụn khớp. Theo đó, phần sụn này sẽ bị rạn nứt, tổn thương hoặc thâm chí tiêu biến gây nên các cơn đau khớp ở người cao tuổi. Cụ thể:
- Thừa cân: Béo phì, thừa cân gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, trong đó có thoái hóa khớp. Trọng lượng cơ thể nặng khiến xương khớp phải chịu áp lực lớn gây tổn thương khớp.
- Tổn thương xương khớp: Tổn thương khớp xuất phát từ hoạt động mạnh, làm việc nặng nhọc trong thời gian dài khiếp áp lực lên khớp lớn, dẫn đến thoái hóa.
- Bệnh gout (gút): Bệnh gout là sự lắng đọng tinh thể monosodium urat vào mô thường ở trong hoặc xung quanh các khớp dẫn tới viêm khớp cấp tính tái phát nhiều lần hoặc mãn tính. Do vậy, bệnh gout nếu không được điều trị có thể gây ra thoái hóa khớp.
- Chấn thương: Chấn thương do tai nạn hoặc hoạt động thể chất cũng khiến nguy cơ mắc thoái hóa khớp gia tăng.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Với những bệnh nhân không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là vitamin D dễ đối mặt với nguy cơ loãng xương, thoái hóa và một số bệnh lý khác.
Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp thường phát triển chậm. Người bệnh cần có thời gian theo dõi và chú ý đến sức khỏe để nhận ra một số triệu chứng thường gặp:
- Đau nhức khớp: Các cơn đau âm ỉ và biến mất khi không vận động. Cơn đau càng ngày sẽ càng gia tăng về mức độ và kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.
- Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh nhân mới thức dậy hoặc sau một thời gian dài không di chuyển.
- Các khớp phát tiếng kêu khi vận động: Tiếng khớp kêu lộp cộng, lách cách khi cử động hoặc cảm giác nóng ran.
- Teo cơ: Thoái hóa khớp gây ra biến dạng các vùng cơ, khớp xung quanh. Nếu không vận động trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra teo cơ, lệch khỏi trục khớp…
Biến chứng
Nếu bệnh lý thoái hóa khớp không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:
- Tăng cân: Những cơn đau nhức khi thoái hóa khớp khiến người bệnh trở nên ít vận động, ít đi lại dẫn đến tăng cân và béo phì.
- Rối loạn giấc ngủ: Khi vào giấc ngủ ban đêm, những cơn đau nhói khớp khiến người bệnh không thể ngủ ngon và khó có được một giấc ngủ sâu.
- Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa xương khớp hình thành nên các tính thể canxi lắng đọng trong sụn và gây ra vôi hóa sụn khớp. Điều này khiến tình trạng bệnh trở nên và có thể dẫn đến cơn đau cấp tính.
Phương pháp điều trị
Không có cách chữa trị viêm xương khớp, nhưng có những phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc: Những thuốc này có thể giúp giảm đau và viêm. Một số ví dụ là acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và duloxetine.
- Vật lý trị liệu: Điều này có thể giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng, tăng tính linh hoạt và giảm đau. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể dạy bạn các bài tập và động tác giãn cơ phù hợp với tình trạng của bạn.
- Thao tác trị liệu: Điều này có thể giúp bạn học cách thực hiện các công việc hàng ngày mà không gây thêm căng thẳng cho khớp. Chuyên gia thao tác trị liệu có thể đề xuất các thiết bị và kỹ thuật thích ứng có thể giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn.
- Phẫu thuật: Đây thường được coi là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không thành công hoặc tổn thương khớp nghiêm trọng. Một số loại phẫu thuật là tạo hình khớp (thay khớp), nắn khớp (kết hợp khớp) và cắt bỏ xương (tái sắp xếp xương).
Điều trị thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh viêm xương khớp. Phương pháp này có thể giúp kháng viêm, giảm đau, cải thiện khả năng vận động và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Vật lý trị liệu bao gồm thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng và mục tiêu của bạn, cùng với áp dụng các kỹ thuật trị liệu tư cơ bản đến chuyên sâu, trong đó có:
- Từ rung nhiệt: Với sự công cụ tích hợp cả tác dụng nhiệt và từ trường biến thiên xoay chiều trong quá trình điều trị giúp bạn làm giảm cơn đau, giảm kháng viêm. Với nhiều mức nhiệt khác nhau để phù hợp với từng tình trạng cụ thể của khách hàng. Bệnh nhân trong quá trình vật lý trị liệu luôn luôn được giám sát.
- Điện xung: Dòng điện xung được sử dụng để giảm đau mỏi cơ và khớp, hỗ trợ phục hồi sau chấn thương và kích thích các mạch máu trực tiếp để tăng cường tuần hoàn máu. Máy điện xung đa năng 2 kênh của phòng khám Remedy là dòng máy được nhập khẩu của hãng Zimmer (Đức). Ưu điểm của loại máy này là có hai kênh độc lập điều trị bệnh lý người bệnh sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương, gặp các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp. Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức.

Giải pháp cơ bản
