Thoái hóa cột sống (hay còn gọi là thoái hoá đốt sống) là một bệnh lý phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên thoái hóa cột sống cổ, lưng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Vậy phải làm sao để đẩy lùi những cơn đau nhức kéo dài? Làm sao điều trị dứt điểm thoái hóa cột sống để quay trở về với những hoạt động thoải mái thường ngày? Hãy cùng tìm hiểu với Remedy.
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống (hay còn gọi là thoái hoá đốt sống) là tình trạng khi lớp sụn khớp mòn dần, các đầu xương đốt sống sẽ trực tiếp ma sát với nhau khi cơ thể vận động và gây viêm, từ đó dẫn đến sưng bao hoạt dịch khớp và khô khớp do dịch khớp tiết ra bị hạn chế. Ngoài ra, sự ma sát của các đầu xương còn góp phần hình thành gai xương tại đây. Gai xương phát triển quá mức lại tiếp tục cọ xát gây ảnh hưởng đến xương đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh.
Dễ bị thoái hóa nhất là các đốt sống L1 – L5 nằm ở khu vực thắt lưng nên còn được gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng. Đoạn đốt sống C5 – C7 cũng rất dễ bị thương tổn dẫn đến bào mòn. Tình trạng này gọi là thoái hóa cột sống cổ.
Nguyên nhân
- Quá trình lão hóa tự nhiên: là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Vì vậy, tuổi tác làm cho cột sống ngày càng suy yếu, đĩa đệm mất nước hay mô sụn bị hao mòn.
- Thói quen sinh hoạt: sai tư thế khi ngồi, gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao, ít vận động và hoạt động thể chất cũng là yếu tố thúc đẩy nhanh quá tình thoái hóa. Thói quen này thường phổ biển ở nhân viên văn phòng hay những người phải ngồi nhiều.
- <Chấn thương: các chấn thương hay xuất hiện trong quá trình sinh hoạt, hay bị té ngã, tai nạn. Đặc biệt các vận động viên thể thao khi tập bị chấn thương, hay tập quá sức hay mắc bệnh lý này.
- Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống thiếu canxi, magie, glucosamine hoặc collagen loại II có thể gây hại cho cột sống và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương và khớp. Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cũng có thể xuất phát từ thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, giàu dầu mỡ, hoặc việc lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, và thuốc lá. Điều này giải thích tại sao một số người ở độ tuổi 30-35 có thể bị thoái hóa cột sống, trong khi người cao tuổi hơn, từ 50-60 tuổi, có thể duy trì sự khỏe mạnh của xương và khớp.
Triệu chứng
Khi xuất hiện những triệu chứng sau đây cần thăm khám với bác sỹ chuyên khoa để sớm có biện pháp điề trị phù hợp.
- Thoái hoá đốt sống lưng: người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng lưng dưới, mông, bẹn và sau đùi, có thể sẽ ảnh hưởng đến bắp chân, cẳng chân và cả bàn chân.
- Thoái hóa đốt sống cổ: khu vực cổ, vai, lưng trên và lưng giữa (đôi khi) đau nhức khó chịu. Khi bệnh trở nặng, cơn đau còn có thể lan xuống cánh tay, bàn tay và thậm chí là các ngón tay. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị đau đầu thường xuyên.
- Thoái hóa đốt sống ngực: tình trạng đau nhức thường bắt đầu ở vùng lưng giữa và có thể lan đến vùng cổ – vai và cánh tay. Bên cạnh đó, các cơn đau còn dễ khởi phát khi người bệnh chúi người về trước hoặc thực hiện động tác gập người.
Cơn đau có xu hướng trở nặng khi bệnh nhân vận động, nhưng thuyên giảm khi họ nghỉ ngơi. Tình trạng đau nhức lại xảy ra nếu thời gian người bệnh nghỉ vận động quá lâu.
Triệu chứng dễ thấy của thoái hoá đốt sống là thường xuyên đau/tê bì phần cổ vai gáy và đau đầu/đau nửa đầu do máu bị hạn chế lưu thông lên não.
Biến chứng
Thoái hóa cột sống nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng gây nguy hại cho sức khỏe như:
- Chèn ép rễ thần kinh: Chèn ép dây thần kinh dẫn đến tê bì, đau yếu tứ chi, vận động khó khăn hoặc thậm chí là liệt.
- Gai cột sống: Khi lớp sụn khớp bị bào mòn, cơ thể sẽ tự sản sinh ra gai xương để tự chữa lành tổn thương. Sự phát triển này làm biến dạng xương sống và có khả năng ảnh hưởng tới các hệ thần kinh xung quanh.
- Thoát vị đĩa đệm: Mỗi đĩa đệm đều có lớp bao bọc bên ngoài, nhưng khi lớp bảo vệ đó bị tổn thương, sẽ khiến cho đĩa đệm bị trượt ra khỏi cấu tạo ban đầu của nó. Dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Điều trị thoái hoá cột sống bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu không thể chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống vì đây là một bệnh mãn tính. Tuy nhiên, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả lâu dài, có thể giải phóng bệnh nhân khỏi những triệu chứng bệnh. Vật lý trị liệu cũng có thể làm chậm sự tiến triển của thoái hoá và ngăn ngừa tổn thương thêm cho cột sống.
Các bài tập trị liệu cho thoái hoá cột sống có thể bao gồm bài tập tăng cường sức mạnh và kéo giãn giúp cải thiện khả năng vận động và ổn định của cột sống, giảm co thắt cơ và chèn ép dây thần kinh. Kết hợp với các bài tập này, Phòng khám Remedy còn sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại bao gồm:
- Siêu âm: Sóng âm có thể làm tăng nhiệt độ của các mô bằng cách gây ra ma sát và chuyển động phân tử. Điều này có thể giúp thư giãn các cơ và tăng lưu lượng máu. Sự thay đổi về áp suất trong các mô cũng mang lại tác dụng như “xoa bóp vi thể” làm mềm vùng cơ co cứng.
- Điện xung: Dòng điện xung có khả năng kích thích các cơ bắp và tạo ra cảm giác thoải mái. Khi được áp dụng đến vùng mô mềm bị đau, nó giúp giảm cảm giác đau bằng cách giảm truyền tải thông tin về đau đến não. Một số dòng xung như TENS còn có thể kích thích cơ thể tiết ra các opioid nội sinh, kéo dài tác dụng giảm đau.

Giải pháp cơ bản
