Rách dây chằng là chấn thương ảnh hưởng đến các dải mô sợi cứng kết nối các xương với nhau tại các khớp. Rách dây chằng có thể gây đau, sưng, bầm tím và khó di chuyển khớp bị ảnh hưởng. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, thường do lực cực mạnh tác động lên khớp, chẳng hạn như bị ngã, vặn xoắn hoặc bị va đập.
1. Rách dây chằng là gì?
Cấu trúc của dây chằng bao gồm các mô liên kết mạnh mẽ, kết nối xương với nhau để củng cố khớp. Khác với gân, dây chằng có độ đàn hồi. Khi dây chằng bị kéo căng quá mức, nó có thể bị tổn thương, làm cho khớp trở nên không ổn định, đau đớn và hạn chế khả năng di chuyển.
Rách dây chằng là một chấn thương phổ biến, thường xảy ra khi khớp chịu lực tác động quá mạnh, ví dụ như sau một tai nạn thể thao, ngã từ độ cao, hoặc va chạm. Vị trí thường bị rách dây chằng bao gồm mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay cái, cổ hoặc lưng. Những người thể dục cường độ, vận động viên thể thao, vũ công, võ sĩ thường có nguy cơ cao hơn bị rách dây chằng.
Rách dây chằng xảy ra ở nhiều vị trí như: vai, khuỷu tay. cổ tay, hang, gối, chéo trước, chéo sau, giữa, cổ chân.
2. Nguyên nhân gây rách dây chằng
- Cổ tay: Cổ tay có khoảng 20 dây chằng và chúng dễ bị tổn thương khi gặp chấn thương ở vùng cổ tay hoặc chịu lực tác động đột ngột. TFCC là một dây chằng dễ bị tổn thương.
- Cổ: Khi có sự gia tăng/giảm tốc đột ngột, dây chằng ở vùng cổ có thể bị đứt, thường dẫn đến tổn thương cơ, dây thần kinh và xương.
- Lưng: Các dây chằng ở lưng dễ bị rách khi bạn nỗ lực nâng vật nặng quá sức.
- Rách dây chằng đầu gối: Bốn dây chằng đầu gối gồm dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng bên trong (MCL) và dây chằng bên ngoài (LCL). Trong đó, ACL là dây chằng dễ bị tổn thương nhất. Đầu gối là vị trí thường gặp chấn thương dây chằng nhất.
- Mắt cá chân: Dây chằng xung quanh mắt cá chân dây chằng sên-mác trước (ATFL), dây chằng gót-mác (CFL) và dây chằng sên-mác sau (PTFL) thường bị tổn thương khi bàn chân bị lật vào trong trong tình huống chấn thương. Dây chằng delta cũng dễ bị tổn thương khi cổ chân bị lật ra ngoài.
3. Triệu chứng của rách dây chằng
Triệu chứng cơ bản khi rách dây chằng:
- Âm thanh giống tiếng nứt hoặc tiếng nổ nhỏ tại vị trí bị tổn thương.
- Vùng bị tổn thương trở nên bầm tím, sưng to và đau đớn, đặc biệt khi áp lực đè lên khớp bị tổn thương.
- Có thể xuất hiện vết lõm hoặc dấu vết ở khớp nơi dây chằng bị rách hoặc đứt.
- Cơ bị co thắt, và khả năng vận động giảm, dẫn đến sự lỏng lẻo hoặc khó khăn trong việc thực hiện các cử động bình thường.
4. Biến chứng của rách dây chằng
Biến chứng sau khi rách dây chằng có thể gây ra sự không ổn định của khớp, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là tình trạng khi sụn bị hủy hoại, gây ra đau đớn kéo dài và suy giảm chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp người bệnh không chăm sóc và điều trị kịp thời, có thể gặp các biến chứng như sau:
- Đứt dây chằng: Dây chằng có thể bị giãn và nếu hoạt động quá mức, có thể gây đứt dây chằng. Điều này làm yếu khả năng vận động của khớp và hạn chế khả năng truyền lực từ bên ngoài.
- Tổn thương sụn chêm: Sụn chêm là lớp bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Khi dây chằng bị giãn, sự lỏng lẻo ở đầu xương có thể gây chèn ép sụn chêm, dẫn đến biến dạng hoặc rách sụn chêm. Khi sụn chêm bị tổn thương, bề mặt sụn trở nên không trơn tru, gây đau đớn.
- Thoái hóa khớp: Tình trạng không ổn định của khớp gối, do giãn dây chằng kéo dài, có thể gây hại cho phần xương và sụn trong khớp. Điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp và dẫn đến thoái hóa khớp.
5. Phương pháp điều trị rách dây chằng
Do hiệu quả hạn chế của các biện pháp điều trị bảo tồn truyền thống, phẫu thuật nội soi là phương pháp được sử dụng khá phổ biến cho các trường hợp đứt dây chằng. Tuy nhiên, với phẫu thuật, thời gian phục hồi sau điều trị thường kéo dài tới 9 tháng, ảnh hưởng nhiều lên sinh hoạt của người bệnh.
Các phương pháp vật lý trị liệu hiện đại đang ngày càng được sử dụng như biện pháp thay thế hiệu quả cho phẫu thuật. Phòng khám Remedy là cơ sở đi đầu trong áp dụng các kỹ thuật mới này trong điều trị rách dây chằng.
a. Trị liệu bằng laser
Điều trị laser là phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sử dụng chùm tia ánh sáng đơn sắc chiếu vào mô cơ thể, gây ra các hiệu ứng sinh học, qua đó kích thích giải phóng các yếu tố có lợi. Nhờ vào cơ chế hoạt động tối ưu, liệu pháp này có khả năng đảm bảo liều đúng ở mô sâu cần điều trị, giảm đau nhanh chóng, hạn chế can thiệp phẫu thuật, tránh được những rủi ro.
Liệu pháp laser tăng cường quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể để sửa chữa dây chằng bị tổn thương một cách hiệu quả. Các bước sóng cụ thể của ánh sáng được sử dụng trong điều trị sẽ kích thích ty thể trong tế bào, dẫn đến tăng sản xuất năng lượng. Sự tăng cường năng lượng tế bào này giúp tăng cường sửa chữa mô, giảm viêm và đẩy nhanh quá trình hình thành collagen, một thành phần quan trọng trong việc chữa lành dây chằng.
Hơn nữa, liệu pháp laser giúp cải thiện lưu thông máu đến vùng bị ảnh hưởng, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy để hỗ trợ quá trình phục hồi. Việc giảm viêm và đau giúp bệnh nhân trải qua liệu pháp thoải mái và tham gia phục hồi thể chất hiệu quả hơn.
b. Từ trường siêu dẫn
Từ trường siêu dẫn sử dụng các trường điện từ cao năng để xâm nhập vào tế bào, mô, cơ quan và xương, nhằm kích hoạt lại chức năng điện hóa của tế bào và màng tế bào. Từ trường siêu dẫn tạo ra một trường từ có độ mạnh lên tới 3 Tesla, khoảng 600 lần mạnh hơn so với trường từ của một nam châm thông thường, nhằm thúc đẩy quá trình làm lành của dây thần kinh, cơ bắp và mạch máu.