Phục hồi chức năng bàn tay được kiểm nghiệm là có hiệu quả trên những bệnh nhân sau phẫu thuật và giúp người bệnh lấy lại chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ dưới đây!
1. Phục hồi chức năng bàn tay sau phẫu thuật là gì?
Phẫu thuật trồng nối lại chi thể là quá trình phẫu thuật nhằm gắn lại các bộ phận vào cơ thể sau khi đã bị cắt lìa hoàn toàn. Kết quả phục hồi chức năng sau trồng lại chi thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể là vị trí tay bị tổn thương, nguyên nhân và hình thái tổn thương cũng ảnh hưởng đến phục hồi chức năng. Ngoài ra, cách bảo quản và thời gian thiếu máu của chi bị cắt cũng có vai trò quan trọng. Đối với người bệnh, việc tham gia vào quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật đầy đủ và đúng thời gian cũng rất quan trọng.
Bên cạnh đó, sau quá trình phẫu thuật, nếu bệnh nhân không tiếp nhận điều trị phục hồi chức năng sớm thì khả năng để lại di chứng là rất cao. Đơn cử như không hoạt động linh hoạt, bàn tay lệch trục, biến dạng, tuột hoặc đứt mối gân. Điều này gây cản trở trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
2. Các bài tập phục hồi chức năng bàn tay sau phẫu thuật
Việc tập các bài tập phục hồi chức năng bàn tay sau phẫu thuật rất quan trọng đối với người bệnh nhằm ngăn ngừa cứng khớp, giảm hình thành mô sẹo và phục hồi dần khả năng vận động.
3. Bài tập thụ động
Để phục hồi chức năng, người bệnh sẽ thực hiện một loạt các động tác sau dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên:
- Gập ngón tay: Nắm các ngón tay thành nắm đấm, sau đó duỗi thẳng. Nắm tay lại và duỗi từng ngón.
- Tách ngón tay: Tách hai đầu ngón cái và ngón trỏ ra xa nhau, sau đó đưa chúng lại gần nhau. Tách ngón trỏ và ngón giữa (ngón nhẫn) ra xa nhau, sau đó đưa chúng lại gần nhau. Làm tương tự với từng ngón tiếp theo.
- Cuộn ngón tay: Cuộn từng ngón tay theo hình tròn từ ngoài vào trong và làm tương tự với từng ngón tiếp theo.
4. Bài tập chủ động
Đối với các bài tập chủ động, người bệnh có thể tự thực hiện hoặc thực hiện dưới sự hướng dẫn của kỹ thực hiện. Cụ thể:
- Bài tập mũi tên: Dựng đứng khuỷu tay, cổ tay thẳng, các ngón tay hướng lên trần nhà. Các ngón tay khép lại với nhau, tách ngón cái ra xa ngón trỏ và đưa trở lại sát ngón trỏ.
- Bài tập móng vuốt: tiếp theo bài tập mũi tên, các ngón tay gập lại như hình bên và theo hướng ngược lại.
- Bài tập mặt bàn: Hướng các ngón tay về phía trước sao cho các ngón tay và lòng bàn tay vuông góc với nhau.
- Bài tập nắm tay: Cuộn tròn các ngón tay lại thành nắm đấm, sau đó đưa các ngón tay trở lại vị trí ban đầu. Bạn cũng có thể đưa từng ngón tay cho đến khi ngón tay chỉ thẳng lên trần nhà. Điều này trông giống như đang chỉ vào ai đó hoặc vật gì đó.
- Bài tập vào và ra: Tách các ngón ra xa nhau sau đó di chuyển chúng trở lại gần nhau.
- Bài tập ngón cái và đầu các ngón: Lần lượt đưa ngón cái chạm vào đầu các ngón tay còn lại để tạo thành vòng tròn, sau đó vận động trở lại.
5. Các lưu ý khi phục hồi chức năng bàn tay sau trồng lại chi thể
Một số lưu ý khi phục hồi chức năng bàn tay cho người bệnh sau phẫu thuật là:
- Tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích vì các chất này làm mất lưu lượng máu đến những phần chi thể được trồng lại.
- Tuổi tác cũng là một trong những vấn đề cần lưu ý, khi người bệnh càng lớn tuổi thì tốc độ hồi phục, phát triển của cơ thể cũng giảm sút.
- Thời tiết lạnh có thể gây chậm trễ quá trình phục hồi.
6. Kết luận
Phục hồi chức năng bàn tay được bác sĩ chỉ định cho những người bệnh sau phẫu thuật trồng lại chi thể. Bài tập được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân để phù hợp với thể trạng và thói quen của người bênh. Qua quá trình phục hồi chức năng, người bệnh có thể lấy lại sức khỏe của các chi và cải thiện cuộc sống một cách tốt nhất.
Remedy là địa chỉ phục hồi chức năng được nhiều bệnh nhân tin tưởng nhờ đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản cùng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Đừng chần chừ, hãy chăm sóc sức khỏe của mình ngay hôm nay bằng cách đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc qua HOTLINE để nhận được tư vấn tốt nhất!