Loãng xương là một căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng và đặc biệt nhất là tuổi già. Tuy căn bệnh này không gay nguy hiểm đến tính mạng nhưng đem lại rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Chính vì thế một phác đồ điều trị loãng xương chuẩn chỉnh là vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó, trong bài viết hôm nay, Remedy sẽ bật mí tới các bạn những lưu ý khi chăm sóc người bệnh loãng xương nhé.
1. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương phổ biến hiện nay
Như chúng tôi đã chia sẻ, loãng xương là một căn bệnh không hề nguy hiểm nhưng khiến người bệnh gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống. Chính vì thế, mọi người có thể phát hiện bệnh sớm thông qua hai cách dưới đây.
a. Đo mật độ xương để chẩn đoán tình trạng bệnh
Đây là một cách giúp nhận biết bệnh sớm và vùng cùng chuẩn xác. Dựa vào chỉ số T score, các bác sĩ có thể xác định được mức độ loãng xương của bệnh nhân đang nằm ở giai đoạn nào.
- Nếu chỉ số T score ở mức 1SD trở lên cho thấy xương đang còn khỏe mạnh, không gặp phải bất cứ vấn đề gì.
- Nếu chỉ số T score ở mức 1SD đến -2,5SD cho biết rằng người bệnh bị thiếu xương.
- Nếu chỉ số T score dưới -2,5SD cho thấy tình trạng loãng xương đang bắt đầu diễn ra.
- Nếu chỉ số T score dưới -2,5SD đồng thời xuất hiện sự gãy xương ở người bệnh thì cho thấy xương đang bị loãng một cách rất nghiêm trọng, cần được can thiệp kịp thời.
b. Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện loãng xương
Trước khi lên phác đồ điều trị loãng xương, các bạn còn có thể hiện bệnh thông quan xét nghiệm máu và nước tiểu. Bằng cách thực hiện các xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ kiểm tra lượng nội tiết tố. Từ đó tìm kiếm những nguy cơ làm tăng sự mất xương cũng như tình trạng thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất trong cơ thể. Sau cùng dựa trên kết quả đó để dự đoán tình trạng loãng xương của cơ thể bệnh nhân.
2. Phác đồ điều trị loãng xương chi tiết
Sau khi đã biết được mức độ loãng xương của cơ thể, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị loãng xương cho bệnh nhân. Việc các bạn cần làm là tuân thủ theo hướng dẫn đó để thực hiện chăm sóc bản thân hoặc người nhà.
a. Về chế độ ăn uống khi loãng xương
Để hạn chế tình trạng loãng xương diễn ra nhanh hơn, mọi người cần thực hiện chế độ ăn như sau:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng accs chất cồn như rượu, bia,… và các chất kích thích có hại khác cho cơ thể.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là tăng cường bổ sung lượng canxi, photpho, protein vào trong các bữa ăn.
b. Về chế độ sinh hoạt
- Bệnh nhân loãng xương nên thường xuyên tham gia vận động, tập các bài thể dục vừa sức để nâng cao sức khỏe, chống lại sự lão hóa của xương.
- Tiến hành tắm nắng hàng ngày 30 phút trước 9 giờ sáng để cơ thể được hấp thụ một lượng vitamin D tự nhiên cần thiết cho cơ thể.
c. Sử dụng thuốc trong hỗ trợ điều trị loãng xương
Thuốc cũng là một phần quan trọng được các bác sĩ kê trong phác đồ điều trị loãng xương. Chính vì thế, các bạn hãy sử dụng theo chỉ định được hướng dẫn hoặc tham khảo thông tin sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp các tế bào xương bị phá hủy, Các loại giảm đau phổ biến gồm có: Paracetamol hoặc Calcitonin có tác dụng ức chế các hoạt động của tế bào hủy xương. Đồng thời, sản phẩm còn có ư tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương gây nên.
- Sử dụng thuốc làm tăng mật độ xương là lựa chọn tiếp theo thường được kê đơn trong phác đồ điều trị loãng xương. Điển hình là thuốc bisphosphonate giúp tăng mật độ xương. Do đó, các bạn có thể sử dụng dưới dạng viên uống hoặc dạng truyền để bổ sung cho cơ thể.
Tuy nhiên, một lưu ý nho nhỏ cho mọi người đó là trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị, các bạn cần bổ sung thêm canxi, kẽm, magie,.. để sản phẩm được phát huy tốt nhất.
d. Những điều cần biết trong điều trị các biến chứng
Biến chứng do loãng xương gây nên phổ biến nhất có thể kể đến như đau xương khớp, gãy xương,.. tùy theo tình trạng bệnh. Vậy nên, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà sẽ có phác đồ điều trị loãng xương khác nhau.
- Khi điều trị đau sẽ điều trị dựa vào bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và kết hợp cùng Calcitonin.
- Để điều trị gãy xương các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp như đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống hoặc tiến hành thay đốt sống nhân tạo.
e. Hướng dẫn điều trị loãng xương lâu dài
Đối với việc điều trị lâu dài, các bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Liên tục theo dõi và tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị loãng xương.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra lại mật độ xương định kỳ để đánh giá kết quả điều trị cũng như mức độ phù hợp của phác đồ.
- Người bệnh loãng xương sẽ có thời gian điều trị dài từ 3-5 năm nên cần kiên trì và có sự hỗ trợ từ người nhà.
3. Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bệnh bị loãng xương
Bệnh loãng xương khi mãn tính sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm. Do đó những lưu ý dưới đây của Remedy sẽ giúp các bạn hỗ trợ chăm sóc người thân bị bệnh tốt nhất.
- Tập trung vào chế độ dinh dưỡng là lưu ý đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ. Các chất cần thiết nên bổ sung là canxi, sắt, kẽm,.. Những dưỡng chất này có thể linh hoạt bổ sung trong bữa ăn hàng ngày thông qua thịt, hải sản,.. Đồng thời cần kiêng tuyệt đối các chân kích thích như: cồn, cafein,.. khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
- Hạn chế để người bệnh di chuyển một mình. Đặc biệt tại các khu vực trơn trượt hoặc khó đi lại như cầu thang, dốc,.. nhằm hạn chế té ngã gây gãy xương.
- Sử dụng các vật dụng hỗ trợ như: giày, dép chống trơn trượt, gậy,.. Điều này giúp cho việc đi lại của bệnh nhân thuận tiện và an toàn hơn.
- Luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho các khu vực trong nhà để hỗ trợ bệnh nhân sinh hoạt, đi lại.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia khi sử dụng thuốc, tránh các thành phần gây buồn ngủ, chóng mặt… Bởi điều này sẽ làm bệnh nhân bị gãy xương không mong muốn có thể xảy ra.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Remedy muốn gửi tới bạn đọc về phác đồ điều trị loãng xương. Để biết rõ về tình trạng bệnh cũng như được chẩn đoán sớm nhất, mọi người có thể liên hệ đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE để được thăm khám và chữa trị kịp thời!