Hội chứng dải chậu dây chằng là chấn thương đầu gối thường gặp, đặc biệt là những người yêu thích hoạt động chạy bộ thường xuyên gặp phải. Hội chứng này có thể gây đau nhức ở bề mặt ngoài của khớp gối và nặng hơn là cơn đau lây lan ra phần đùi và phần hông. Vậy nguyên nhân bị dải chậu chày là gì? Trong bài viết dưới đây, Remedy sẽ giải đáp chi tiết và cách khắc phục tình trạng này để ngăn ngừa hiệu quả.
1. Hội chứng dải chậu chày là như thế nào?
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bị hội chứng dải chậu chảy chúng ta cần biết rõ hơn về hội chứng bệnh này.
Dải chậu chày là một mô sợi dày và chắc chắn bắt đầu từ mặt ngoài của mào chậu đến mặt trước đầu trên của xương chày. Dải mô này được tạo thành từ sự chuyển tiếp của gân cơ mông to và cơ căng mạc đùi. Cấu trúc dải chậu chày mỏng và chạy dọc mặt ngoài đùi bám tới phần ngoài gối. Chức năng của mô sợi này là gập, xoay khớp háng và duỗi khớp gối.
Hội chứng dải chậu chày hay ITBS là tình trạng tổn thương do các mô liên kết nằm ở phần cạnh hoặc bên ngoài của phần đùi và đầu gối hoạt động quá mức. Dải chậu chày sẽ thắt chặt hoặc bị viêm làm cho dây thần kinh cọ sát vào xương đùi gây ra tình trạng đau nhức khó chịu ở đầu gối. Thậm chí cơn đau còn xuất hiện ở đùi và vùng hông.
Theo kết quả của một số nghiên cứu chuyên sâu, hội chứng dải chậu chày chính là nguyên nhân gây ra các chấn thương ở chi dưới với tỷ lệ khoảng 22%. Biểu hiện của triệu chứng hội chứng dải chậu bắt đầu từ những cơn đau nhẹ. Nếu không được chữa trị kịp thời sau một thời gian dài bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Nguyên nhân bị hội chứng dải chậu chày
Dải xương chậu chày có biểu hiện bị kích thích và xưng tấy đau nhức khi bị thắt chặt và cọ xát vào xương. Nguyên nhân bị dải chậu chày chủ yếu là do:
a. Do vận động quá sức
Khi vận động hay tập luyện quá sức nhất là khi tăng cường độ tập luyện đột ngột làm cho dải chậu chày gặp phải tổn thương do sự ma sát quá lớn. Hơn nữa hội chứng ITBS trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động quá mạnh. Lúc này dầu gối phải chịu một áp lực va chạm lớn trong khi chân vẫn còn yếu.
Hiện nay tỷ lệ mắc hội chứng dải chậu chày ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Bởi ở nữ giới có khung xương chậu rộng hơn khiến cho vùng dải chậu chày sẽ chịu áp lực va chạm lớn hơn.
Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng dải chậu chày mà người bệnh cần chú ý.
b. Do thói quen luyện tập thể dục
Một số thói quen do luyện tập thể dục, thể thao là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng ITBS mà bạn cần lưu ý:
- Thường xuyên chạy trên các con đường cong làm cho dải chậu chày căng quá mức so với xương đùi.
- Thói quen luyện tập yoga ở tư thế gập đầu gối.
- Khởi động hay hạ nhiệt khi tập thể dục thể thao không đầy đủ.
- Do chạy lên dốc, xuống dốc hoặc trên mặt đất gồ ghề với tốc độ quá nhanh và luyện tập trong thời gian dài.
- Do chạy bộ đường dài.
c. Do bất thường về giải phẫu chân
Một trong những nguyên nhân bị dải chậu chày thường thấy là do bất thường về giải phẫu bàn chân:
- Chiều dài hai chân không đồng đều gây mất cân bằng.
- Chân bị vòng kiềng và bàn chân phẳng.
- Bị bệnh lý viêm khớp gối.
- Vòm bàn chân quá thấp hoặc quá cao.
- Bị yếu cơ mông, cơ bụng hoặc cơ hông.
- Cơ mông nhỡ yếu, căng cơ mạc đùi, tật gối cong lõm trong và bàn chân dẹt.
- Thói quen xoay bàn chân khi đi bộ hoặc chạy bộ.
d. Do bị mất cân bằng cơ
Nguyên nhân bị dải chậu chày là do tác động từ cơ:
- Bị yếu cơ bắp hông hoặc cơ bắp multifidus.
- Kích thước dải chậu chày 2 bên không đều.
3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc hội chứng này
Bất cứ ai cũng có thể gặp phải hội chứng dải chậu chày. Nhất là những vận động viên chạy bộ, người yêu thích luyện tập thể dục là đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng dải chậu chày.
Bên cạnh đó, những ai thường xuyên đi giày cao hót, leo cầu thang hay đứng khuỵu chân quá lâu cũng dễ bị mắc bệnh ITBS.
Dưới đây là một số lỗi mà bạn dễ mắc phải trong quá trình tập luyện dẫn đến hội chứng dải chậu chày:
- Khởi động sai cách.
- Tập luyện quá sức so với khả năng của mình.
- Cơ thể uể oải, stress.
- Dùng không đúng loại giày khi tập luyện hoặc sử dụng giày đã cũ bị mòn đế.
- Tập luyện sai tư thế.
4. Một số phương pháp điều trị hội chứng dải chậu chày hiệu quả
Thông thường điều trị hội chứng dải chậu chày bằng cách sử dụng phương pháp bảo tồn. Người bị bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt sau 6 tháng điều trị nếu tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ cũng như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Sau đây là thông tin về một số phương pháp điều trị ITBS cho bạn tham khảo.
a. Phương thức điều trị RICE
RICE là một phương pháp điều trị chấn thương cơ bản nhằm cải thiện cơn đau ngay lập tức do hội chứng dải chậu gây ra. Quy trình điều trị RICE gồm:
- Nghỉ ngơi: Khi vừa mới bị chấn thương người bệnh cần nghỉ ngơi. Đây là bước đầu tiền và quan trọng khi điều trị và phục hồi chấn thương phần mềm.
- Chườm đá: Chườm đá hoặc sử dụng khăn lạnh lên vùng bị tổn thương trong khoảng 15 – 20 phút sau mỗi 2 giờ. Cách này có thể hỗ trợ giảm đau và viêm hiệu quả.
- Nén: Người mắc hội chứng dải chậu chày được chỉ định nén ở đầu gối làm giảm ma sát khi dây thần kinh trượt qua đầu gối.
- Nâng cao chân: Thực hiện động tác nâng cao nhất, nhất là khi chườm lạnh giúp hạn chế lưu lượng máu lưu thông đến đầu gối và giảm cơn đau.
b. Vật lý trị liệu
Khi các cơn đau và triệu chứng viêm đã được cải thiện người bệnh có thể được gợi ý điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Người bệnh sẽ luyện tập các bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng vận động và tính linh hoạt cho đôi chân.
Không chỉ giúp người bệnh giảm đau và cải thiện sức khỏe cho đầu gối, trong quá trình tập luyện các kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh lỗi tập luyện nhằm ngăn chặn tình trạng chấn thương và căng cơ.
c. Phẫu thuật
Dùng phẫu thuật để điều trị hội chứng dải chậu chày ít khi được áp dụng. Phương pháp này chỉ dành cho người bị bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày và đã dùng các biện pháp điều trị trên nhưng không có tác dụng.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân bị dải chậu chày và cách khắc phục bệnh hiệu quả. Hội chứng dải chậu chày sẽ trở thành biến chứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nhằm mục tiêu giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, Phòng khám Phục hồi chức năng Remedy với đội ngũ chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo quá trình trị liệu đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn đang có ý định chữa trị hãy liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn tốt nhất!