Phương pháp vật lý trị liệu không chỉ hỗ trợ giảm đau mà còn phòng chống bệnh tật. Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh về xương khớp. Cùng tìm hiểu một số bài tập vật lý trị liệu cho người bị xương khớp ngay!
1. Tổng quan về vật lý trị liệu xương khớp
Vật lý trị liệu được ứng dụng nhiều trong điều trị về bệnh xương khớp thông qua yếu tố vật lý như vận động cơ học, sóng ngắn, kéo giãn cơ, nhiệt, sóng nước,… Không giống những phương pháp trị bệnh khác, vật lý trị liệu được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Đối với bệnh nhân bị xương khớp, vật lý trị liệu giúp kéo giãn các cơ bị căng cứng, kích thích dây thần kinh và phục hồi sự linh hoạt của xương khớp. Phương pháp này mang lại hiệu quả tối ưu mà không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể linh hoạt điều trị bằng các bài tập chủ động hay bị động dưới sự chỉ định của bác sĩ.
2. Khi nào cần tập vật lý trị liệu xương khớp?
Các bài tập vật lý trị liệu xương khớp thường không chống chỉ định cho một trường hợp nào quá đặc biệt. Chỉ một số trường hợp vật lý trị liệu sử dụng nhiệt, điện hoặc kéo giãn thì cần sự theo dõi sát sao của bác sĩ, còn lại bạn có thể tự luyện tập ở nhà theo hướng dẫn.
Những người bị bệnh về xương khớp thì nên thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng một cách tốt nhất. Ví dụ các bệnh về xương khớp như:
- Đau mỏi cổ, thắt lưng do ngồi làm việc lâu, thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống.
- Viêm khớp khiến khớp sưng, nóng, đỏ.
- Người bị liệt do tai biến hoặc bị tổn thương dây thần kinh.
- Viêm gân, bong gân hoặc giãn dây chằng.
Tùy vào tình trạng bệnh và vị trí mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp trị liệu khác nhau. Các biện pháp như vận động, tập thể dục là những bài tập được khuyên sử dụng cho những đối tượng trên.
3. Một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản tại nhà
Bên cạnh việc phải đi đến trung tâm vật lý trị liệu thì người bệnh hoàn toàn có thể luyện tập các bài đơn giản tại nhà. Cụ thể:
4. Bài tập vai
Để thư giãn và giảm đau vùng vai, người bệnh nên luyện tập theo hai bài tập dưới đây:
- Bài tập 1: Đan ngón tay của 2 bàn tay vào nhau, ngửa lòng bàn tay ra ngoài và đưa thẳng cánh tay lên phía trên đầu. Từ từ nghiêng sang trái sao cho giãn hết phần cơ và hết tầm vận động của khớp. Chú ý cánh tay luôn giữ thẳng trên đầu và không được gập khớp lại.
- Bài tập 2: Dang 2 tay sang ngang, từ từ đưa về phía trước rồi chuyển sang phía sau, lên trên, xuống dưới. Tiếp đến xoay tròn 2 cánh tay ngược chiều nhau để khớp được linh hoạt
5. Bài tập cổ
Đối với những người hay bị đau hoặc căng cứng vùng cổ thì nên tập bài tập sau:
- Bài tập 1: Giữ thẳng đầu rồi nghiêng đầu hết cỡ sang bên trái giữ khoảng 10 – 15 giây rồi lặp lại tương tự, nghiêng sang bên phải, cúi đầu xuống hết cỡ, ngửa ra phía sau. Sau đó, xoay tròn đầu từ trái sang phải 10 lần rồi đổi chiều.
- Bài tập 2: Nằm sấp thân xuống giường hoặc mặt sàn. Hai tay chồng cạnh hai bên nách. Từ từ nâng người lên trên tối đa, ngửa cổ về sau và về lại vị trí ban đầu.
6. Bài tập vùng thắt lưng
Đối với vùng thắt lưng – trụ cột chính của cơ thể rất dễ mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa thì nên tập luyện thường xuyên hơn.
- Bài tập 1: Đứng thẳng người, hai tay chống hông rồi đẩy eo sang bên trái, sau đó đẩy sang bên phải. Xoay tròn từ trái qua phải và đổi chiều ngược lại.
- Bài tập 2: Đứng thẳng người hai tay giơ lên trời. Từ từ cúi người xuống đến khi ngón tay chạm vào đầu ngón chân. Trong khi đó, chân phải luôn đứng thẳng và không được khuỵu gối.
7. Tập khớp gối
Bài tập trị liệu khớp gối hỗ trợ giảm đau và giúp khớp linh hoạt hơn. Các động tác tập cho người bị bệnh khớp gối là:
- Bài tập 1: Gập người, hai tay chống gối, xoay tròn gối từ trái qua phải và ngược lại
- Bài tập 2: Ngồi trên ghế hoặc giường, thả chân xuống sao cho chân không chạm đất rồi ve vảy chân trước sau.
- Bài tập 3: Nằm sấp người trên mặt sàn hoặc trên giường, hai tay kê dưới trán. Thực hiện gập chân về phía mong sao cho gót chân chạm vào mông.
8. Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu tại nhà
Để chuẩn bị cho việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hàng ngày, bạn nên bắt đầu bằng một phần khởi động nhẹ nhàng cho cơ thể và làm cho các khớp quen dần với các động tác. Khi thực hiện các bài tập, hãy chú ý thực hiện chậm rãi và nhẹ nhàng, tránh các động tác mạnh và nhanh chóng để tránh gây tổn thương cơ bắp và căng cơ khớp.
Hãy thực hiện các động tác thường xuyên và liên tục, và lặp lại mỗi động tác nhiều lần.
Bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để tăng cường hiệu quả của các bài tập và làm cho quá trình điều trị dễ dàng hơn.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các bài tập vật lý trị liệu cho người bị xương khớp tại nhà. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp người bị bệnh xương khớp có thể hồi phục được chức năng và sinh hoạt bình thường.
Hiện nay, vật lý trị liệu được các chuyên gia đánh giá cao là một phương pháp điều trị tích cực, đồng thời hỗ trợ khôi phục chức năng xương khớp và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân. Tại Remedy, chúng tôi thực hiện phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách chuyên nghiệp, không kém phần chất lượng so với các bệnh viện trị liệu vật lý hàng đầu tại Châu Âu và Mỹ. Điều này mang đến cho bệnh nhân những liệu trình chăm sóc sức khỏe xương khớp đúng chuẩn, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng vận động một cách hiệu quả và bền vững trong thời gian dài. Còn chần chừ gì nữa mà không đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE để được thăm khám và chữa trị kịp thời!