TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY

Trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Remedy luôn tự hào mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam vì “Sức khỏe của bạn chính là niềm hạnh phúc của Remedy”.

Địa chỉ

Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ

info@remedy.com.vn
0832 400 600

Giờ mở cửa

Từ Thứ 2 đến Chủ Nhật
8:00 — 20:00

Follow us

A-Z Về Hội Chứng Đường Hầm Xương Trụ Nên Biết

/
/
A-Z Về Hội Chứng Đường Hầm Xương Trụ Nên Biết

Bên cạnh hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng đường hầm xương trụ là căn bệnh tuy tỷ lệ phát sinh thấp hơn nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như teo cơ bàn tay, tê bì dai dẳng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hôm nay, hãy cùng Remedy tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị đối với  hội chứng đường hầm xương trụ này nhé!

1. Thế nào là hội chứng đường hầm xương trụ?

Thần kinh trụ chiếm một trong ba dây thần kinh chính, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động và cảm giác của bàn tay và ngón tay.

Hội chứng do chèn ép dây thần kinh trụ
Hội chứng do chèn ép dây thần kinh trụ

Hiện tượng chèn ép hoặc co bóp dây thần kinh trụ tại khu vực khuỷu tay được gọi là hội chứng đường hầm khuỷu tay hoặc hội chứng đường hầm xương trụ. Triệu chứng của bệnh nhân phụ thuộc vào vị trí cụ thể của dây thần kinh trụ bị chèn ép, bao gồm cả cảm giác đau, tê liệt ở vùng khuỷu tay, bàn tay và ngón tay hoặc cổ tay. Đôi khi, thần kinh trụ bị chèn ép ở vùng phía sau khuỷu tay, nhưng cũng có thể xuất hiện tại cổ hoặc cổ tay.

2. Nguyên nhân chính & triệu chứng thường gặp

a. Nguyên nhân

Các nguyên nhân của hội chứng đường hầm khuỷu tay bao gồm:

  • Chấn thương khu vực cổ tay, dẫn đến sự biến đổi cấu trúc tại khu vực này.
  • Các bệnh lý như lupus ban đỏ, tiểu đường và bệnh thấp khớp.
  • Các vấn đề sức khỏe như suy thận, suy tuyến giáp trạng và thai nghén.
  • Các bất thường liên quan đến dây gân trong đường hầm cổ tay.

Ngoài ra, những người có công việc đặc biệt cần sử dụng cổ tay liên tục, chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ của bàn tay trong thời gian dài và sử dụng những dụng cụ cầm tay như công nhân làm việc trong dây chuyền công nghiệp hoặc nhân viên đánh máy tính văn phòng cũng có thể đối mặt với nguy cơ cao mắc phải hội chứng này.

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

b. Triệu chứng thường gặp

Dấu hiệu của hội chứng đường hầm khuỷu tay thường bao gồm tình trạng tê và đau tay do dây thần kinh trụ bị chèn ép. Dưới đây là những biểu hiện chi tiết:

  • Đau nóng tại khuỷu tay.
  • Cảm giác đau ở một phần ngón áp út và ngón út.
  • Yếu và teo cơ tại vùng mô liên cốt và mô út.
  • Cơn đau lan tỏa từ khuỷu tay lên vai.

Cơn đau thường gia tăng khi ngủ, đặc biệt là khi cổ tay bị gập lại, làm thu hẹp đường hầm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tình có thể tiến triển và gây ra các cơn đau nặng, thậm chí xuất hiện vào ban ngày khi sử dụng tay. Tình trạng tê tay thường xảy ra khi lái xe máy trên quãng đường dài. Khi thời gian ủ bệnh kéo dài, tình trạng bệnh trở nên ngày càng nặng, làm suy giảm sức mạnh và khả năng cầm nắm của bàn tay. 

3. Biến chứng nguy hiểm của hội chứng đường hầm xương trụ

Biến chứng của hội chứng đường hầm xương trụ
Biến chứng của hội chứng đường hầm xương trụ

Hội chứng đường hầm xương trụ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của hội chứng này:

  • Teo cơ: Nếu không được can thiệp sớm, dây thần kinh bị chèn ép liên tục có thể dẫn đến teo cơ và suy giảm sức mạnh của bàn tay và cổ tay.
  • Tê và mất cảm giác: Biến chứng này có thể gây tê và mất cảm giác ở khu vực khuỷu tay, bàn tay và ngón tay, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các chức năng cầm nắm.
  • Đau và viêm nhiễm: Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra cảm giác đau, nhói và viêm nhiễm, gây bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Hạn chế khả năng chuyển động: Bệnh nhân gặp vấn đề khi vận động cổ tay, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như nắm đồ vật hay xoay cổ tay.
  • Thiếu ngủ: cảm giác tê bì và đau nhói có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi.
  • Tăng nguy cơ tai nạn: Mất cảm giác ở bàn tay có thể làm tăng nguy cơ tai nạn trong các hoạt động hàng ngày hoặc trong một số tình huống khẩn cấp.

4. Phương pháp chẩn đoán hội chứng đường hầm xương trụ

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khuỷu tay và bàn tay cùng với việc đánh giá các triệu chứng lâm sàng để đưa ra chẩn đoán về tình trạng chèn ép dây thần kinh trụ và xác định vị trí bị ảnh hưởng.

Các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường được áp dụng để kiểm tra hội chứng đường hầm xương trụ bao gồm:

  • Chụp X-quang: Dùng để xác định nguyên nhân chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay. Mặc dù phương pháp này thường không phát hiện bệnh, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể hiển thị hình ảnh về thoái hóa khớp, gai xương, hay các vấn đề gây chèn ép thần kinh.
Phương pháp chụp X-quang
Phương pháp chụp X-quang
  • Đo điện cơ: Phương pháp này giúp chẩn đoán và xác định liệu thần kinh trụ có bị chèn ép hay không, cũng như xác định vị trí chèn ép. Khi thần kinh bị tổn thương, thời gian dẫn truyền thần kinh sẽ kéo dài hơn so với trạng thái bình thường. Trong quá trình đo điện cơ, một số vị trí trên thần kinh sẽ được kích thích để ghi lại thời gian phản ứng. Nếu thời gian phản ứng tại một vị trí nào đó kéo dài, có khả năng đó là nơi xảy ra chèn ép.

5. Phương pháp giúp điều trị hội chứng đường hầm xương trụ

Để điều trị hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ, bác sĩ sẽ đánh giá và lựa chọn phương án điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh.

a. Thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm steroid có tác dụng giảm sưng và viêm nhiễm xung quanh vùng thần kinh.

Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau

b. Tiêm corticoid

Phương pháp thứ 2 được sử dụng là tiêm corticoid. Nó hỗ trợ đối phó với việc viêm nhiễm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này ít được ưa chuộng do có nguy cơ gây tổn thương cho thần kinh.

c. Sử dụng nẹp

Một phương pháp khá phổ biến đó là sử dụng đai hoặc nẹp để duỗi thẳng phần cổ tay khi ngủ. Điều này tạo điều kiện giúp thần kinh lưu thông một cách dễ dàng và giảm cơn đau nhanh chóng. Đồng thời đây cũng là biện pháp được nhiều người sử dụng do chi phí rẻ mà lại đem lại hiệu quả cao.

d. Phẫu thuật

Sử dụng phương pháp phẫu thuật
Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị phẫu thuật nhằm giải chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay, bao gồm:

  • Phẫu thuật giải phóng thần kinh trụ: Thủ thuật này nhằm mở rộng lớp dây chằng bao phủ thần kinh trụ, nhằm giảm áp lực lên thần kinh bằng cách tăng kích thước đường hầm trụ. Sau phẫu thuật, dây chằng hồi phục, và lớp mô mới mở rộng giúp tạo ra khoảng trống quanh thần kinh. Phương pháp này phù hợp cho các trường hợp thần kinh trụ bị chèn ép ở mức độ nhẹ, khi dây thần kinh chưa trượt ra khỏi vị trí gốc trước khi gấp khuỷu tay.
  • Phẫu thuật chuyển thần kinh trụ ra trước: Phương pháp này nhằm di chuyển thần kinh trụ sang phía trước mỏm xương, được đặt dưới da và mỡ, dưới cơ hoặc trong cơ để tránh thần kinh tiếp tục bị chèn ép hoặc căng trước khi bệnh nhân gập khuỷu tay.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần mỏm trên lồi cầu trong: Quy trình này loại bỏ một phần mỏm xương trên lồi cầu trong, giúp giải phóng thần kinh trụ khỏi tình trạng chèn ép hoặc căng trước khi bệnh nhân thực hiện động tác gập khuỷu tay.

6. Vật lý trị liệu hiện đại – Phương pháp điều trị hội chứng đường hầm xương trụ hiệu quả

Ngoài phương pháp điều trị hội chứng đường hầm xương trụ bằng việc sử dụng thuốc, phẫu thuật… ngày này có nhiều người tin tưởng lựa chọn vật lý trị liệu hiện đại để cải thiện tình trạng bệnh. Đây cũng là một biện pháp khắc phục triệu chứng bệnh được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng.

Vật lý trị liệu hiện đại sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội cũng như mang lại hiệu quả cao hơn so với liệu pháp truyền thống và những cách điều trị khác. Phương pháp này sử dụng những kỹ thuật mới, đi sâu vào phục hồi chức năng và giảm thiểu ảnh hưởng do hội chứng đường hầm xương trụ gây ra cho người bệnh mà không cần dùng thuốc hay thực hiện phẫu thuật. Những bài tập trị liệu tập trung giải quyết gốc rễ, căn nguyên gây ra bệnh lý.

Remedy tự hào là một trong những địa chỉ hàng đầu đưa vật lý trị liệu hiện đại vào điều trị bệnh lý đau dây thần kinh trụ. Lợi thế lớn nhất của Remedy nằm ở việc sở hữu hệ thống máy móc tập luyện hiện đại bậc nhất hiện nay như máy từ trường trị liệu siêu dẫn, máy laser trị liệu, máy xung điện phân, sóng xung kích,…giúp mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Bên cạnh đó khi người bệnh đến với Remedy còn nhận được tư vấn kỹ càng từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn. Được lên phác đồ điều trị bài bản, chuyên sâu với các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt nhất là mức chi phí rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu của tất cả người bệnh.

Remedy hiểu rằng hội chứng đường hầm xương trụ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bạn. Và chúng tôi luôn lắng nghe để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Đến với Remedy, bạn được trải nghiệm dịch vụ y tế xứng tầm cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam. Đừng chần chừ, hãy chăm sóc sức khỏe của mình ngay hôm nay bằng cách đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc qua HOTLINE để nhận được tư vấn tốt nhất!

Bài viết liên quan

* Đặt từ khoá trong ngoặc kép (vi dụ: “đột quỵ”) để tìm chính xác cả cụm từ