TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY

Trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Remedy luôn tự hào mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam vì “Sức khỏe của bạn chính là niềm hạnh phúc của Remedy”.

Địa chỉ

Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ

info@remedy.com.vn
0832 400 600

Giờ mở cửa

Từ Thứ 2 đến Chủ Nhật
8:00 — 20:00

Follow us

Hiểu Đúng Hội Chứng Chèn Ép Vai Để Điều Trị Kịp Thời

/
/
Hiểu Đúng Hội Chứng Chèn Ép Vai Để Điều Trị Kịp Thời

Hội chứng chèn ép vai xảy ra khi khoảng cách bị thu hẹp giữa khoang dưới mỏm cùng vai với các gân cơ chóp xoay. Sau đó dẫn đến các bệnh lý liên quan đến vùng vai như viêm gân, viêm khớp, viêm túi hoạt dịch hoặc tổn thương gân cơ chóp xoay. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng chèn ép vai là gì? Phương pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh lý này ra sao? Cùng Remedy tìm hiểu những thông tin xoay quanh căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tìm hiểu hội chứng chèn ép vai là gì?

Hội chứng chèn ép vai trong y học còn được gọi là hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Hội chứng này xảy ra khi khoảng cách giữa khoang dưới mỏm cùng vai với các gân cơ chóp xoay vai bị thu hẹp. 

Khi mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhói ở vùng vai. Thông thường, hội chứng chèn ép vai hay gặp ở những người thuộc độ tuổi trung niên. Người bệnh hoàn toàn có thể dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để điều trị và phục hồi.

Hội chứng chèn ép vai là gì và có nguy hiểm không?
Hội chứng chèn ép vai là gì và có nguy hiểm không?

Đây là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng tuyệt đối không thể chủ quan. Bởi vì người bệnh có thể sử dụng nhiều phương pháp để trị liệu. Cũng như phát hiện sớm và điều trị chính xác sẽ điều trị được dứt điểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích hợp thì sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất là tình trạng các mô mềm quanh khớp vai trở nên mỏng dần rồi bị rách và làm mất chức năng khớp.

2. Nguyên nhân bệnh lý chèn ép vai

Hội chứng chèn ép vai thường xảy ra đối với tuổi trung niên và những người thường xuyên làm các công việc nặng. Đặc biệt là những việc bưng bê, bốc vác yêu cầu sử dụng cường độ vận động cao ở phần vai. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng chèn ép vai, cụ thể là:

  • Thường xuyên dang tay cao hơn đầu: Hành động này sẽ trực tiếp tạo nên lực ép lên gân chóp xoay. Sau khi lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hội chứng chèn ép vai với những cơn đau nhói.
  • Sự hình thành các gai xương: Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hình thành hội chứng chèn ép vai. Bởi các gai xương này sẽ làm hẹp khoang dưới mỏm cùng của vai. Đồng thời, phần khớp cùng đòn cũng bị tổn thương do túi hoạt dịch bị viêm gây ra. 
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý thường gặp như viêm gân bánh chè quay, viêm gân vôi hóa và viêm bao hoạt dịch dưới màng cứng. Những bệnh lý này có thể làm tiêu hao giữa vòm cùng vai và gân trên hoặc bao dưới sụn từ đó hình thành hội chứng chèn ép vai. 
  • Chấn thương: Người bệnh có thể gặp phải một số chấn thương như va đập, té ngã,… Từ đó dẫn đến những tổn thương như viêm gân, viêm khớp, viêm túi hoạt dịch hoặc tổn thương gân cơ chóp xoay. Những tình trạng này đều là những điều kiện dẫn đến hội chứng chèn ép vai. 
Bệnh lý chèn ép vai xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Bệnh lý chèn ép vai xuất phát từ những nguyên nhân nào?

3. Triệu chứng thường gặp hội chứng chèn ép vai

Hội chứng chèn ép vai tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng không thể chủ quan. Ngoài việc gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày thì còn ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị thích hợp. Vậy làm sao nhận biết được hội chứng này và làm cách nào để xác định bản thân có mắc phải không?

Khi bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai thì người bệnh thường có một số triệu chứng nhất định. Cụ thể là khi dang tay sẽ bị đau vai, khó ngủ do bị đau khi nằm nghiêng về phía bị đau và khớp vai bị cứng. Cảm giác phần cơ vai yếu hơn, mỏi và đau nhức nhiều ngày ở khớp vai. Khi xoay tay hoặc thực hiện các động tác tay thì cơn đau nhói ở bả vai có thể xuất hiện đột ngột. 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý chèn ép vai là gì?
Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý chèn ép vai là gì?

Nếu bạn nhận thấy bản thân có những dấu hiệu nói trên thì có thể bước đầu xác định là hội chứng chèn ép vai. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn. Khi phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng có nhiều hiệu quả nhằm giúp bạn giảm đau và sớm phục hồi hơn. 

Đối với người bệnh bị hội chứng chèn ép vai thì cơn đau nhức sẽ tăng dần theo thời gian. Tần suất đau, mức độ đau cũng tăng và nặng hơn nếu không được điều trị sớm. Nếu kéo dài thời gian không điều trị thì người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như cứng khớp và bị hạn chế vận động khớp vai.

4. Phương pháp chẩn đoán hội chứng chèn ép vai 

Hội chứng chèn ép vai là một trong những căn bệnh mà có khá nhiều người mắc phải. Để kiểm tra tình trạng và chẩn đoán thì người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra hình ảnh theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thu được để xem xét và chẩn đoán. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên một hoặc nhiều phương pháp. 

Có thể kể đến một số phương pháp chẩn đoán hội chứng chèn ép vai phổ biến như: 

  • Tiền sử bệnh án: Nếu bệnh nhân có triệu chứng mắc hội chứng chèn ép vai thì bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng. Sau đó dựa trên biểu hiện bệnh và tiền sử bệnh án xác định tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây hội chứng chèn ép vai.
  • Khám trực tiếp: Người bệnh có thể trực tiếp tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ có thể nhận dạng được các triệu chứng ban đầu của hội chứng như viêm gân, viêm túi hoạt dịch,…
  • Bài kiểm tra Neer: Đây là một nghiệm pháp để xác định các chấn thương vai. Bởi hầu hết các loại chấn thương vai bị đau khi thực hiện bài kiểm tra này. 
  • Bài kiểm tra Hawkin: Nghiệm pháp này được thực hiện với mục đíhc là đánh giá sự đụng chạm dưới mỏm cùng vai. Qua đó, bác sĩ có cơ sở để đánh giá và bước đầu chẩn đoán hội chứng chèn ép vai.
  • Bài kiểm tra Impingement: Biện pháp này có thể giúp bác sĩ xác định người bệnh có mắc phải hội chứng hay không với độ chính xác rất cao. 
  • Chụp X-quang: Bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh sau khi chụp để chẩn đoán hội chứng chèn ép vai. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây cũng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh đối với những bệnh nhân có nghi ngờ mắc hội chứng này. Đặc biệt là những bệnh nhân bị rách chóp xoay, viêm gân hoặc sụn viền gặp vấn đề thì phương pháp này hỗ trợ rất nhiều trong việc chẩn đoán của bác sĩ. 
  • Siêu âm: Phương pháp này có lợi thế là mang đến hình ảnh rõ ràng, chi tiết khi chẩn đoán. Tuy nhiên, siêu âm chỉ thường sử dụng khi phát hiện người bệnh có dịch trong khoang dưới mỏm cùng vai.
Có bao nhiêu phương pháp chẩn đoán bệnh lý chèn ép vai?
Có bao nhiêu phương pháp chẩn đoán bệnh lý chèn ép vai?

5. Phương pháp điều trị bệnh lý hội chứng chèn ép vai

Bên cạnh những phương pháp chẩn đoán thì cũng có khá nhiều phương pháp điều trị hội chứng này. Trong đó, 3 phương pháp phổ biến nhất là vật lý trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau và điều trị bằng phẫu thuật. Mỗi phương pháp đều có những lợi thế nhất định. Cũng như có mức độ phù hợp khác nhau đối với từng trường hợp của người bệnh. 

a. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị hội chứng ép vai. Đây được xem là một ngành chăm sóc sức khỏe có thể đánh giá, chẩn đoán và điều trị các bệnh hoặc chấn thương. Thực tế thì vật lý trị liệu có thể là đáp ứng cả nhu cầu điều trị và phòng ngừa. 

So với vật lý trị liệu truyền thống chỉ tập trung vào xoa bóp, nắn, bấm huyệt thì vật lý trị liệu hiện đại sử dụng khoa học vật lý như nhiệt, cơ, điện, ánh sáng,…. Nhằm tác động lên khu vực tổn thương trên cơ thể người bệnh để thúc đẩy quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả hơn. 

Ưu điểm của phương pháp này so với những phương pháp khác là không hề sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc đặc trị,… Qua đó, mang lại hiệu quả điều trị và phục hồi tối ưu mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Bệnh lý chèn ép vai có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu không?
Bệnh lý chèn ép vai có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu không?

Kế thừa và phát huy phương pháp vật lý trị liệu hiện đại. Phòng khám Remedy có điểm nổi bật là điều trị bằng máy móc hiện đại hàng đầu trên thế giới. Công nghệ và thiết bị được sử dụng tại phòng khám đều đạt chuẩn theo chất lượng Nhật Bản. Thông qua trị liệu vật lý sẽ giúp người bệnh điều chỉnh sự mất cân bằng và phục hồi vận động. 

Đồng thời cũng có thể giúp người bệnh ngăn ngừa các tổn thương, chấn thương và cải thiện hiệu suất vận động. Hiện nay, Remedy có khá nhiều phương pháp trị liệu vật lý nhằm đáp ứng từng mục đích điều trị, phục hồi ở từng giai đoạn bệnh khác nhau. Đăng ký trải nghiệm MIỄN PHÍ phương pháp vật lý trị liệu hiện đại qua website của Remedy nhé. 

b. Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau là một giải pháp nhanh chóng để xua tan đi cơn đau khó chịu của người bệnh. Người bị hội chứng chèn ép vai cũng có thể tìm mua một số loại thuốc để giảm cơn đau tức thì. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Những loại thuốc kháng viêm phổ biến thường được chỉ định là  Aspirin, Naproxen, Diclofenac. 

Có những loại thuốc giảm đau nào điều trị bệnh lý chèn ép vai?
Có những loại thuốc giảm đau nào điều trị bệnh lý chèn ép vai?

Đối với người bệnh điều trị không phẫu thuật thì có thể giảm triệu chứng bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,… Nếu hội chứng chèn ép vai trong giai đoạn đầu thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau và kháng viêm. Kết hợp cùng với chườm đá và chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh sẽ sẽ được chỉ định siêu âm, chiếu tia hồng ngoại nhằm tăng cường lượng máu cho các mô ở khớp vai.

c. Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là phương pháp cuối cùng để điều trị hội chứng chèn ép vai. Bởi phẫu thuật chỉ được chỉ định cho những trường hợp có biến chứng hoặc bệnh lý đi kèm nguy hiểm. Hay những trường hợp hội chứng chèn ép vai không thể xử lý bảo tồn và kéo dài hơn 6 tháng. Theo đó, có hai cách phẫu thuật là mổ mở và phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp bệnh lý chèn ép vai nào?
Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp bệnh lý chèn ép vai nào?

Dưới sự phát triển vượt bậc của y học hiện nay thì phương pháp phẫu thuật ngày càng có nhiều kỹ thuật hiện đại hơn. Tùy vào từng trường hợp hội chứng chèn ép vai mà có những chỉ định phẫu thuật phù hợp. Cụ thể như phẫu thuật sửa chữa các vết rách cơ, phẫu thuật cắt bỏ túi dưới cùng vai/ bao hoạt dịch, phẫu thuật cắt bỏ một phần của mỏm cùng vai,…

Hội chứng chèn ép vai là một bệnh lý có thể điều trị nhưng không được chủ quan. Phòng khám Phục hồi chức năng Remedy đang sử dụng những kỹ thuật Vật lý trị liệu hiện đại mang lại hiệu quả rõ rệt và bền vững đối với hội chứng chèn ép vai. Hãy đặt lịch hẹn ngay hôm nay để trải nghiệm phương pháp điều trị tốt nhất tại phòng khám Remedy. Đội ngũ chuyên gia y tế của chúng tôi đảm bảo mang đến cho bạn trải nghiệm chăm sóc chuyên nghiệp và hiệu quả. Đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE để được thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài viết liên quan

* Đặt từ khoá trong ngoặc kép (vi dụ: “đột quỵ”) để tìm chính xác cả cụm từ