Hội chứng chân không yên – một trong những bệnh lý thần kinh được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Vậy hội chứng chân không yên là thế nào? Nguyên nhân & cách khắc phục bệnh lý này ra sao? Cùng Remedy.vn tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này qua bài viết dưới đây!
1. Hội chứng chân không yên là thế nào?
Hội chứng chân không yên (hay còn gọi là Restless Leg Syndrome – RLS) là tình trạng đôi chân luôn cảm thấy khó chịu khi đang ngồi, nằm hoặc bất cứ khi nào cơ thể ngừng hoạt động. Để giảm bớt cảm giác khó chịu người mắc hội chứng chân không yên phải đứng lên và di chuyển xung quanh.
Bên cạnh đó, các triệu chứng của hội chứng này thường xảy ra vào buổi tối hoặc về đêm khi người bệnh đang nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm ngủ. Điều này gây nên tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, gây khó khăn khi đi lại.
Hội chứng chân không yên có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ hay người trưởng thành, nam giới hay nữ giới. Đặc biệt, bệnh có thể trở nên nặng hơn ở người lớn tuổi hoặc ở độ tuổi trung niên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt.
2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng không yên là gì?
Hội chứng chân không yên là một tình trạng bệnh hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, có một số những yếu tố tác động có thể đóng góp vào sự phát triển của hội chứng này. Một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng chân không yên được các nhà khoa học xác định bao gồm:
a. Yếu tố di truyền
Hội chứng chân không yên thường xảy ra khi trong gia đình có ít nhất 1 người từng mắc hội chứng này. Đặc biệt, tình trạng bệnh khởi phát bắt đầu sau 50 tuổi. Nguyên nhân, được các nhà khoa học xác định do có sự khiếm khuyết gen trên các nhiễm sắc thể.
b. Phụ nữ bị thay đổi hormone
Ở phụ nữ mang thai việc thay đổi các hormone trong cơ thể làm tăng thêm nguy cơ mắc hội chứng chân không yên. Một số phụ nữ gặp phải Willis – Ekbom khi mang thai lần đầu tiên hoặc xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra không thường xuyên và thường biến mất sau khi sinh.
3. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên
Người mắc hội chứng chân không yên không chỉ gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên có thể kể đến như:
a. Suy thận
Nếu bị suy thận, cũng có thể bạn bị thiếu sắt cùng với thiếu máu. Khi thận không hoạt động tốt, có thể lượng sắt dự trữ trong máu sẽ giảm. Điều này, cùng với những thay đổi hóa học khác trong cơ thể có thể gây nên hoặc làm nặng thêm hội chứng chân không yên.
b. Thiếu hụt sắt
Thiếu hụt sắt có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng buồn tay buồn chân, mất ngủ. Một số nguyên nhân có thể làm bạn thiếu sắt như: tiền sử xuất huyết dạ dày hay ruột, hiến máu nhiều lần, kinh nguyệt nhiều,..
c. Bệnh thần kinh ngoại vi
Những tổn thương thần kinh ngoại vi ở bàn chân và bàn tay thường do các bệnh mãn tính gây ra như: nghiện rượu hoặc tiểu đường. Điều này gây ảnh hưởng đến việc cân bằng dopamin của hệ thần kinh, là yếu tố tác động đến việc kiểm soát những cử động trên cơ thể, làm tăng thêm nguy cơ mắc hội chứng chân không yên.
d. Tổn thương phần tủy sống
Khi bị chấn thương, tổn thương phần tủy sống do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên.
4. Hội chứng chân không yên có biểu hiện gì?
Hội chứng chân không yên thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người trưởng thành hay những người cao tuổi. Hội chứng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của mọi người. Một số biểu hiện của hội chứng chân không yên thường gặp phải như:
- Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, nhột như kiến bò trên chân hoặc tay.
- Gây mất ngủ, khó chịu vào buổi tối và sẽ trở lại bình thường sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Cảm giác khó chịu thường bắt đầu ở một chân, tay sau đó lan sang chân, tay bên cạnh hoặc có thể xen kẽ giữa các bên.
- Việc di chuyển khá khó khăn.
- Chân bị chuột rút và tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm.
- Thường có cảm giác căng cơ, giật cơ.
- Khi ngồi dậy hoặc di chuyển chân có thể làm giảm cảm giác của hội chứng chân không yên trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Phương pháp điều trị và kiểm soát hội chứng chân không yên
Các chuyên gia luôn khuyên người bệnh nên kết hợp điều trị bằng thuốc với phương pháp vật lý trị liệu, cải thiện và chăm sóc tại nhà để có thể cải thiện tình trạng chân không yên.
a. Phương pháp để điều trị hội chứng chân không yên
Vật lý trị liệu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ và hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả hội chứng chân không yên nhờ việc sử dụng công nghệ máy móc hiện đại. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp cùng các biện pháp chăm sóc tại nhà như: Có chế độ ăn uống hợp lý, massage vùng chân bị bệnh, vận động nhẹ nhàng…
Nếu bệnh đã ở mức trung bình hoặc nặng, bác sĩ sẽ phải kê thêm thuốc để điều trị. Một số thuốc thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên như:
- Levodopa
- Các loại thuốc chống động kinh (gabapentin, carbamazepine)
- Nhóm thuốc an thần loại benzodiazepines (clonazepam, nitrazepam)
- Thuốc giảm đau Narcotic chỉ định cho bệnh nhân đau nhiều
b. Chăm sóc cải thiện cho bệnh nhân bị mắc hội chứng chân không yên
Đối với những bệnh nhân nặng, cần điều trị kết hợp thuốc với các biện pháp chăm sóc tại nhà khoa học để có thể giúp cải thiện tình trạng hội chứng chân không yên bao gồm:
- Massage chân nhẹ nhàng: Bạn có thể học Massage và thực hiện thao tác massage chân tại nhà hàng ngày. Ngoài ra, có thể ngâm chân với thuốc thảo mộc hoặc nước muối ấm.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng: Tăng cường hoạt động vận động như đi bộ, đạp xe, hoặc tập thể dục nhẹ có thể giúp cải thiện triệu chứng. Tránh thói quen ngồi hoặc đứng lâu, đặc biệt là vào buổi tối.
- Chế độ dinh dưỡng: Bảo đảm bạn có một chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu vitamin và khoáng chất.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Khi mắc phải hội chứng chân không yên, giấc ngủ của người bệnh thường ảnh hưởng ít nhiều. Chính vì vậy, hãy lên kế hoạch và thực hiện tốt việc ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Ngưng sử dụng chất kích thích: Hãy hạn chế sử dụng những thức uống có cồn như rượu bia, hút thuốc lá, cafe hoặc các thức uống chứa caffeine.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hội chứng chân không yên: Nguyên nhân & cách khắc phục để điều trị kịp thời mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng, những thông tin được Remedy chia sẻ ở bài viết sẽ giúp bạn đọc có thể phát hiện và điều trị hội chứng chân không yên kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc.
Nếu bạn đang tìm kiếm trung tâm vật lý trị liệu hàng đầu Việt Nam thì Remedy là địa chỉ đáng tin cậy cho những người mong muốn một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện và hiệu quả. Phòng khám Phục hồi chức năng Remedy đang sử dụng những kỹ thuật Vật lý trị liệu hiện đại mang lại hiệu quả rõ rệt và bền vững đối với hội chứng chân không yên. Hãy đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE ngay hôm nay để được thăm khám và chữa trị kịp thời!