Chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ ít nhiều gặp tình trạng cơ thể bị biến đổi bên trong và cả ngoài cơ thể. Khi đó có một hội chứng chân không yên ở bà bầu rất thường gặp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Đừng lo lắng, Remedy.vn sẽ chia sẻ những dấu hiệu/triệu chứng xuất hiện hội chứng này. Đồng thời cập nhật phương pháp điều trị hiệu quả cho sản phụ qua bài viết dưới đây.
1. Hội chứng chân không yên ở bà bầu là thế nào?
Hội chứng chân không yên là một trong những trường hợp bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ của sản phụ. Thực tế hội chứng chân không yên ở bà bầu hay còn gọi là RLS sẽ bao gồm các dấu hiệu liên quan đến rối loạn vận động. Khi đó khiến cho sản phụ muốn vận động đôi chân và di chuyển để làm giảm các biểu hiện khó chịu.
Có nhiều triệu chứng đặc trưng để nhận biết một thai phụ có đang bị hội chứng này hay không. Những triệu chứng đó thường chỉ gây nên phản ứng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh lý kéo dài, các biểu hiện cũng xảy ra thường xuyên với cường độ cao hơn. Lúc này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, cơ chế hoạt động mà còn khiến sức khỏe ngày một nghiêm trọng.
2. Ảnh hưởng lớn của hội chứng chân không yên đối với bà bầu
Hội chứng chân không yên ở bà bầu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Từ đó dẫn đến sức khỏe cũng bị giảm sút rõ rệt trong thời gian thai kỳ. Theo như nghiên cứu của Mauro Manconi, MD, Đại học Vita-Salute ở Milan, Ý đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng từ hội chứng này như sau:
- Có đến gần 600 sản phụ Ý tham gia vào nghiên cứu và cho thấy rằng bị tình trạng chân không yên ngay từ khi bắt đầu mang thai.
- Trong 6 tháng theo dõi tiếp theo, bác sĩ đã thống kê ra được kết quả hơn 26% phụ nữ gặp hội chứng RLS. Qua đó cũng cập nhật gần 25% xuất hiện triệu chứng 1 lần mỗi tuần và gần 15% hơn 3 lần mỗi tuần.
- Nếu như hội chứng chân không yên ở bà bầu xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ thì đây được xem là một tiên lượng xấu.
- Sau khi sinh một tháng, các triệu chứng thường sẽ biến mất (Chỉ khoảng 7% sản phụ vẫn mắc hội chứng này).
Những người mắc RLS đã mô tả rất chi tiết những cảm giác khó chịu khi các dấu hiệu/triệu chứng xuất hiện. Không chỉ làm cho thai phụ mất ngủ hoặc ngủ ít đi vào ban đêm mà còn dễ buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Hơn thế là khiến các cử động ở chân trở nên khó khăn, gây hạn chế trong quá trình đi lại. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh hội chứng chân không yên có mối liên quan trực tiếp đến cả tình trạng tăng huyết áp.
3. Dấu hiệu, triệu chứng của hội chứng chân không yên ở bà bầu
Thông qua những triệu chứng đặc trưng, các bác sĩ có thể nhanh chóng đưa ra chẩn đoán ban đầu về một sản phụ có đang mắc phải hội chứng chân không nghỉ. Và tất nhiên phải kết hợp với việc làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có kết luận chính xác nhất. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp ở những thai phụ mắc RLS:
a. Cảm giác như có “Kiến bò” trong chân
Hầu hết những chị em mang thai đang bị hội chứng chân không yên ở bà bầu đều cảm thấy có “kiến bò” trong chân. Hiện tượng này không hiếm gặp và rất dễ dàng nhận biết. Nó sẽ khiến sản phụ cảm thấy khó chịu, ngứa râm ran và đôi lúc đau như bị kim đâm nhẹ.
b. Luôn trong trạng thái muốn cử động
Một dấu hiệu phát hiện hội chứng chân không nghỉ ở thai phụ phải kể đến trạng thái luôn muốn cứ động. Điều này gây cảm giác lổm ngổm ở chân và chỉ giảm khi ngồi dậy hoặc di chuyển. Đặc biệt nếu không hoạt động như ngồi hoặc nằm lâu thì các triệu chứng bệnh sẽ dễ khởi phát rõ hơn.
c. Đôi lúc xuất hiện tình trạng rung giật cơ
Như Remedy đã đề cập, hội chứng chân không yên ở bà bầu ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Từ đó kéo thêm nhiều bệnh lý khác khiến sức khỏe cũng vì thế trở nên sa sút.
Lý do là trong giai đoạn mắc RLS sẽ đôi lúc xuất hiện tình trạng rung giật cơ khi ngủ. Điều đó có thể khiến mẹ bầu bị tỉnh giấc, khó vào lại giấc ngủ sâu. Đây chính là một trong những dấu hiệu của hội chứng chân không nghỉ mà phụ nữ có thai thường gặp.
4. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng chân không yên ở bà bầu
Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên ở bà bầu là gì. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến vấn đề này như sau:
- Chỉ số sắt dự trữ trong máu và gan của phụ nữ mang thai bị tụt giảm xuống về mức thấp. Trong khi đó, mẹ bầu cần cung cấp lượng máu lớn để nuôi thai nhi phát triển tốt. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt sắt nghiêm trọng nếu không bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Góp phần làm tăng nguy cơ mắc RLS gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
- Nguyên nhân dẫn đến hội chứng chân không yên ở sản phụ cũng có thể do nồng độ trong cơ thể bị thay đổi. Đặc biệt là sự thay đổi của các hormone estrogen, progesterone hay β-hCG làm cho nội tiết tố mẹ bầu bị biến đổi. Lúc này sẽ gây nên những rối loạn cũng như tạo các phản ứng không tự chủ.
5. Phương pháp điều trị hội chứng chân không yên ở bà bầu
Trên thực tế không có giải pháp nào chữa khỏi hoàn toàn hội chứng chân không nghỉ mà thai phụ mắc phải. Việc điều trị chỉ có thể giúp giảm đi các biểu hiện khó chịu, đồng thời tránh những di chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị an toàn thường được các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên áp dụng:
a. Bổ sung sắt, axit folic và các vi chất cần thiết khác
Để nuôi dưỡng tốt thai nhi, sản phụ cần bổ sung lượng lớn chất sắt và axit folic so với mức độ bình thường. Nếu như thiếu các vi chất này, các mẹ rất dễ bị vấn đề liên quan đến RLS – Hội chứng chân không yên ở bà bầu. Bên cạnh đó để làm giảm dấu hiệu bệnh phải đảm bảo cung cấp đủ mg magie và canxi.
Cần ưu tiên đến những phòng khám uy tín để kiểm tra hàm lượng sắt và axit folic đang thiếu hụt. Sau đó thực hiện bổ sung qua đường uống cũng như ăn các loại thực phẩm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tiêu thụ quá mức cho phép dẫn đến dư thừa các vi chất cần thiết, gây cản trở sự phát triển của bé trong bụng.
b. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý là một trong những phương pháp quan trọng trong quá trình điều trị hội chứng chân không yên ở bà bầu. Hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân thông qua những việc sau:
- Tập thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ, không nên thức quá khuya.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ tivi, điện thoại, máy tính,… trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
- Nên ngủ trong không gian thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh.
- Tránh uống các loại cafein gây kích thích thần kinh trước khi ngủ.
c. Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp
Tình trạng cân nặng quá thừa cũng làm cho hội chứng chân không yên ở bà bầu tiến triển nặng hơn. Vì đây là trường hợp khiến mẹ bầu luôn trong cảm giác muốn di chuyển, vận động. Nếu như quá thừa cân rất dễ ảnh hưởng nặng đến các cơ hoạt động, đồng thời làm tăng sự biến đổi bất thường trong cơ thể.
Tốt nhất nên kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp theo lời khuyên từ các chuyên gia như: Hạn chế nạp vào cơ thể lượng calo không cần thiết, cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh, không cung cấp thuốc bổ thai quá mức vào cơ thể,…
d. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng
Mắc hội chứng RLS khiến cho nhiều chị em trong giai đoạn mang thai đều cảm thấy khó chịu. Cách hiệu quả nhất là nên tập luyện thể thao nhẹ nhàng để giúp tăng lưu lượng máu đến bắp chân, kích thích hormone thoải mái. Từ đó góp phần làm giảm các cơn đau, ngứa ngáy và những biểu hiện khác do hội chứng chân không nghỉ gây nên. Sản phụ có thể tham khảo các hoạt động nhẹ nhàng như: Kéo dãn cơ chân, đi bộ, yoga,…
Nếu các biểu hiện của hội chứng chân không yên ở bà bầu ngày càng tiến triển nặng hãy đến ngay phòng khám chuyên sâu để được can thiệp kịp thời. Nếu chậm trễ, thai phụ rất có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Đừng ngần ngại liên hệ với Remedy để được tư vấn chi tiết và đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhé! Chúng tôi tự hào là phòng khám phục hồi chức năng chất lượng với đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm. Chắc chắn sẽ lên chuẩn phác đồ chữa trị bệnh lý, đem tới kết quả đáng mong đợi. Hãy nhanh chóng gọi ngay đến HOTLINE hoặc đặt lịch thăm khám TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết hơn!