Hội chứng đường hầm xương trụ là tình trạng mà dây thần kinh trụ ở khuỷu tay bị chèn ép một cách cục bộ. Đây là một loại bệnh lý chèn ép dây thần kinh phổ biến ở vùng cánh tay, chỉ đứng sau hội chứng ống cổ tay về mức độ phổ biến. Hôm nay, hãy cùng Remedy tìm hiểu một số phương pháp hữu hiệu điều trị đường hầm xương trụ qua bài viết sau nhé!
1. Tìm hiểu hội chứng đường hầm xương trụ là gì?
Vùng khuỷu tay chứa ba dây thần kinh lớn, bao gồm dây thần kinh qua, dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Dây thần kinh trụ đi qua khuỷu tay ở phía bên trong, vị trí gần dây chằng. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chuyển động của các cơ bao gồm cơ gấp ngón sâu, cơ gấp cổ tay trụ, cơ ngón út, cơ gian cốt mu tay, cơ giun 3 – 4, gan tay và cơ khép ngón cái. Nó cũng đảm nhận nhiệm vụ chi phối cảm giác cho bàn tay, mặt lưng cổ tay, cạnh trong bàn tay, ngón út và ½ ngón áp út.
Khi dây thần kinh trụ đi qua khớp khuỷu, nó đi vào một đường hầm hẹp được biết đến là rãnh thần kinh trụ, nằm giữa mỏm trên lồi cầu trong và mỏm khuỷu. Do không gian hạn chế, đây thường là vị trí mà dây thần kinh có khả năng bị chèn ép, gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh trụ như yếu, đau, tê và thậm chí là teo cơ.
Hiện tượng chèn ép hoặc co bóp dây thần kinh trụ tại khu vực khuỷu tay được gọi là hội chứng đường hầm khuỷu tay hoặc hội chứng đường hầm xương trụ. Triệu chứng của bệnh nhân phụ thuộc vào vị trí cụ thể của dây thần kinh trụ bị chèn ép, bao gồm cả cảm giác đau, tê liệt ở vùng khuỷu tay, bàn tay và ngón tay hoặc cổ tay. Đôi khi, thần kinh trụ bị chèn ép ở vùng phía sau khuỷu tay, nhưng cũng có thể xuất hiện tại cổ hoặc cổ tay.
2. Biến chứng của hội chứng đường hầm xương trụ khi không điều trị kịp thời
Người mắc hội chứng đường hầm xương trụ có thể phải đối mặt với một số biến chứng sau đây nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời:
- Bàn tay vuốt trụ: Hiện tượng này bao gồm việc duỗi các khớp bàn ngón tay và gập khớp gian đốt ngón tay út và ngón áp út, xuất phát từ sự mất cân bằng giữa các cơ bên trong và bên ngoài của bàn tay.
- Yếu và liệt các cơ được chi phối bởi dây thần kinh trụ: Các cơ được kiểm soát bởi dây thần kinh trụ có thể trải qua tình trạng yếu đi và liệt, ảnh hưởng đến khả năng vận động của khu vực này.
- Teo cơ: Một trong những biến chứng phổ biến của hội chứng đường hầm xương trụ là hiện tượng teo cơ, tình trạng mà cơ bắt đầu mất đi khả năng sử dụng và co lại.
- Đau mãn tính ở các vùng cảm giác của dây thần kinh trụ: Người bệnh có thể trải qua các cơn đau mãn tính tại những khu vực dây thần kinh trụ, gây nên cảm giác đau nhức và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
3. Phương pháp điều trị đường hầm xương trụ hữu hiệu nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị đường hầm xương trụ được các bác sĩ sử dụng. Dưới đây là những phương pháp được đánh giá cao và phổ biến nhất.
a. Phương pháp điều trị phục hồi chức năng
- Điều trị bằng nhiệt vùng mặt trong cổ tay: Có thể lựa chọn một trong những phương pháp nhiệt sau đây: sử dụng tia hồng ngoại, áp dụng từ trường nhiệt, áp dụng paraphin hoặc bùn khoáng, sử dụng sóng ngắn,…
- Điện phân dẫn thuốc chống viêm giảm đau: Áp dụng thuốc chống viêm như Natrisalicylat 3% trực tiếp tại vùng mặt trong cổ tay bị tổn thương thông qua phương pháp điện phân.
- Siêu âm hoặc siêu âm dẫn thuốc chống viêm giảm đau dòng xung: Sử dụng siêu âm hoặc siêu âm kết hợp với thuốc chống viêm để truyền dòng xung tới vùng mặt trong cổ tay bị tổn thương, giúp giảm đau và viêm nhiễm.
- Xoa bóp vùng cổ tay, bàn tay: Thực hiện xoa bóp tại vùng cổ tay và bàn tay để tăng cường sức mạnh cơ, giảm các triệu chứng rối loạn cảm giác. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kỹ thuật “di động mô mềm”.
- Tập luyện: Tập luyện đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát. Tránh các tư thế gây nặng thêm triệu chứng. Thực hiện các bài tập tăng cường vận động cho cổ và bàn tay, điều chỉnh động tác khi làm việc và trong sinh hoạt. Bài tập nên được thực hiện cả trong quá trình điều trị và sau khi điều trị.
- Mang nẹp cổ tay: Sử dụng nẹp cổ tay để giữ tư thế cổ tay duỗi thẳng, có thể đeo nẹp khi ngủ để hỗ trợ giữ được tư thế đúng.
b. Phương pháp điều trị qua thuốc
- Dòng Acetaminophen (paracetamol) 500mg, 4 viên mỗi ngày: Có khả năng hỗ trợ giảm đau. Nếu cần thiết, có thể kết hợp với codeine (Efferalgan codeine) hoặc tramadol (Ultracet), tuy nên sử dụng chúng trong ngắn ngày.
- Dòng chống viêm giảm đau không steroid (NSAID): Sử dụng liều thấp và ngắn ngày. Cần cẩn trọng khi áp dụng cho bệnh nhân lớn tuổi hoặc có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa, tim mạch, hoặc suy thận. Có thể sử dụng qua đường uống hoặc điện phân.
- Dòng thuốc kích thích phục hồi dẫn truyền thần kinh: Sử dụng Nucleo Fort CMP ống hoặc viên 50mg, 2 ống (viên) mỗi ngày chia làm 2 lần. Cũng có thể áp dụng Nivalin 2,5mg, 1 đến 2 ống mỗi ngày, chia làm 2 lần.
- Dòng thuốc giảm phù nề: Sử dụng Alphachymotrypsin, 4 viên mỗi ngày, nhằm giảm phù nề.
- Các vitamin nhóm B (B1, B6, B12): Bổ sung vitamin nhóm B để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
- Điều chỉnh chế độ ăn và nghỉ ngơi hợp lý: Thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đủ để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi.
c. Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu hiện đại
Vật lý trị liệu hiện đại đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị đường hầm xương trụ và đây được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bằng cách sử dụng các kỹ thuật hiện đại, vật lý trị liệu có thể cải thiện sức mạnh cơ, linh hoạt và ổn định của hệ thống dây thần kinh trụ. Đồng thời vật lý trị liệu giúp tăng lưu thông máu, ngăn tình trạng mềm, yếu, đau và teo cơ.
Ngoài ra, chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân về các bài tập tại nhà để duy trì và củng cố hiệu suất điều trị. Quá trình điều trị vật lý trị liệu thường kết hợp nhiều phương tiện nhằm đảm bảo sự phục hồi toàn diện và giảm nguy cơ tái phát.
Vật lý trị liệu hiện đại kết hợp sử dụng máy móc hiện đại trong quá trình điều trị đường hầm xương trụ. Các thiết bị như máy siêu âm, máy điện xung và máy tập chân tự động thường được tích hợp vào chương trình vật lý trị liệu. Máy siêu âm có thể giúp giảm viêm và đau, trong khi máy điện xung được sử dụng để kích thích quá trình tái tạo cơ bắp và dây thần kinh.
4. Vật lý trị liệu hội chứng đường hầm xương trụ ở đâu tốt nhất?
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị điều trị hội chứng hầm xương trụ nhờ phương pháp vật lý trị liệu hiện đại thì Remedy chắc chắn sẽ là sự gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.
Remedy tự hào là một trong những địa chỉ hàng đầu đưa vật lý trị liệu hiện đại vào điều trị bệnh lý đau dây thần kinh trụ. Lợi thế lớn nhất của Remedy nằm ở việc sở hữu hệ thống máy móc tập luyện hiện đại bậc nhất hiện nay như máy từ trường trị liệu siêu dẫn, máy laser trị liệu, máy xung điện phân, sóng xung kích,…giúp mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Bên cạnh đó khi người bệnh đến với Remedy còn nhận được tư vấn kỹ càng từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn. Được lên phác đồ điều trị bài bản, chuyên sâu với các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt nhất là mức chi phí rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu của tất cả người bệnh.
Remedy hiểu rằng hội chứng đường hầm xương trụ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bạn. Và chúng tôi luôn lắng nghe để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Đến với Remedy, bạn được trải nghiệm dịch vụ y tế xứng tầm cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam. Đừng chần chừ, hãy chăm sóc sức khỏe của mình ngay hôm nay bằng cách đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc qua HOTLINE để nhận được tư vấn tốt nhất!