Mặc dù hội chứng bàn chân bẹt không gây tổn thương trực tiếp đến sức khỏe, nhưng nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, về lâu dài, tình trạng này có thể tạo ra những khó khăn đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày và dẫn đến sự bất thường ở cột sống. Hãy cùng Remedy tìm hiểu về một số phương pháp điều trị bàn chân bẹt phổ biến và hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!
1. Tìm hiểu về hội chứng bàn chân bẹt
Trước khi tìm hiểu một số phương pháp trị liệu phổ biến hiện nay, mọi người cần có những hiểu biết cơ bản nhất về hội chứng bàn chân bẹt.
a. Bàn chân bẹt là gì?
Hội chứng bàn chân bẹt, còn được biết đến với tên gọi “bàn chân vòm thấp” (Flatfeet), là trạng thái mà lòng bàn chân trở nên phẳng, không có độ hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Điều này có nghĩa là toàn bộ lòng bàn chân của người bệnh tiếp xúc hoàn toàn với mặt sàn, gây ra cảm giác đau nhức khi di chuyển và làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
b. Nguyên nhân gây nên hội chứng bàn chân bẹt
- Di truyền: Nếu ba mẹ có tiền sử mắc hội chứng bàn chân bẹt, khả năng cao sẽ di truyền bệnh lý này đến thế hệ con, cháu.
- Đi giày, dép không phù hợp: Ở trẻ dưới 3 tuổi, xương khớp còn mềm dẻo. Việc sử dụng giày dép có đế quá phẳng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng bàn chân bẹt, do áp lực không đều lên cấu trúc chân của trẻ.
- Béo phì: Thừa cân có thể tạo áp lực đáng kể lên bàn chân, gây sưng đau ở vùng cổ chân. Việc duy trì trạng thái béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng bàn chân bẹt.
- Chân lệch chiều dài ở 2 chân: Nếu chiều dài của hai chân không cân đối, bàn chân ở phía chân dài hơn có thể phát triển vòm phẳng hơn nhằm cân bằng áp lực giữa hai chân.
c. Triệu chứng thường gặp của bàn chân bẹt
Khi trẻ đạt đến 2-3 tuổi, nếu thấy bàn chân không tự nhiên có độ hõm cong khi đứng trên sàn, cùng với dấu hiệu như bước đi xiêu vẹo theo hình chữ V, khớp gối xoay chụm vào nhau và cổ chân xoay ra ngoài hoặc vào trong, có thể trẻ đang mắc hội chứng bàn chân bẹt.
Bố mẹ cũng có thể kiểm tra bằng cách in bàn chân bé lên cát hoặc giấy trắng (làm ướt chân bé bằng nước màu). Nếu không thấy đường hõm cong tự nhiên, đó có thể là dấu hiệu của hội chứng bàn chân bẹt. Thêm vào đó, nếu trẻ thường xuyên phàn nàn về đau ở bàn chân, mắt cá, đầu gối hoặc gặp khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao, đó cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề này.
2. Phương pháp điều trị bàn chân bẹt phổ biến hiện nay
Nếu nhận diện và điều trị tình trạng bàn chân bẹt ở giai đoạn sớm, có thể giúp người bệnh ngăn chặn nhiều rủi ro, bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hiện nay, có đa dạng phương pháp giúp khắc phục vấn đề này:
a. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Thông thường, trẻ em dưới 8 tuổi và không có dị tật nghiêm trọng sẽ không yêu cầu phẫu thuật. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xem xét điều trị bàn chân bẹt thông qua can thiệp phẫu thuật trong các trường hợp sau:
- Không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa: Trong trường hợp bàn chân bẹt không có cải thiện sau khi đã thử nghiệm các phương pháp điều trị nội khoa như sử dụng đệm chân, thực hiện tập thể dục và tham gia vật lý trị liệu, phẫu thuật có thể trở thành lựa chọn cuối cùng.
- Triệu chứng nghiêm trọng: Nếu bàn chân bẹt gây ra đau đớn, không thoải mái và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày, phẫu thuật có thể được xem xét để giảm những triệu chứng này và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tổn thương bất thường về gân gót: Nếu bàn chân bẹt gây ra tổn thương không bình thường đối với gân gót, phẫu thuật có thể cần thiết để điều chỉnh và khôi phục cấu trúc bàn chân.
Phẫu thuật bàn chân bẹt có thể giúp cải thiện dáng đi, giảm đau và khôi phục hoạt động của bàn chân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phẫu thuật có thể gặp phải một số vấn đề không mong muốn như thời gian phục hồi dài (6-8 tuần), rủi ro nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ổ khớp, có thể gây mất cảm giác và chuyển động kém ở mắt cá chân sau phẫu thuật.
b. Điều trị hội chứng bàn chân bẹt bằng tập luyện
Các bài tập vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho những người mắc chứng bàn chân bẹt. Mặc dù những bài tập này không quá khó để thực hiện, nhưng vẫn yêu cầu sự hướng dẫn và giám sát từ những người có chuyên môn.
Kéo giãn gót chân
Bài tập kéo giãn gót chân là một phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả và dễ thực hiện để giúp cải thiện tình trạng bàn chân bẹt. Người tập có thể thực hiện bài tập này mọi lúc, mọi nơi. Lợi ích của nó bao gồm việc giảm căng thẳng và ma sát trên cấu trúc bàn chân bằng cách kéo căng những cơ xung quanh. Điều này đồng thời giúp giảm đau nhức và hỗ trợ kéo căng các cơ tại ngón chân, mắt cá chân, từ đó tăng cường hoạt động của bàn chân.
Cách thực hiện bài tập:
- Bắt đầu với tư thế đứng quay mặt vào tường, tay chống lên tường ngang với tầm mắt.
- Duy trì tư thế đứng, đưa một chân hướng ra phía trước và chân còn lại mở rộng về phía sau.
- Cả hai chân ấn mạnh xuống sàn.
- Cột sống giữ thẳng, uốn đầu gối chân trước và đẩy cơ thể vào tường. Trong thời gian này, người tập sẽ cảm nhận sự căng trên bắp chân sau. Giữ tư thế này khoảng 30 giây và lặp lại quá trình 4 lần mỗi bên.
Lăn bóng bằng bàn chân
Bài tập lăn bóng bằng chân là cũng là một phương pháp giúp giảm sự khó chịu và đau nhức do tình trạng bàn chân bẹt. Người tập có thể sử dụng bóng tennis hoặc bóng golf để thực hiện bài tập này.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế.
- Duy trì tư thế thẳng lưng suốt quá trình tập.
- Đặt quả bóng dưới lòng bàn chân bẹt.
- Sử dụng lòng bàn chân để lăn tròn và di chuyển bóng. Hãy tập trung chủ yếu vào khu vực vòm chân.
- Thực hiện bài tập này cho mỗi bên chân khoảng 5 phút.
Nâng vòm chân
Bài tập nâng vòm bàn chân không chỉ giúp tăng cường cơ dưới bàn chân mà còn cải thiện độ linh hoạt của chân. Cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, mở rộng hai chân cách nhau bằng vai.
- Nghiêng hai bàn chân ra phía ngoài, nhấc mé chân phía trong để dồn lực cơ thể về phía bên ngoài chân.
- Giữ cho tất cả ngón chân tiếp xúc với mặt sàn.
- Duy trì tư thế, từ từ đưa chân trở lại vị trí thăng bằng ban đầu. Lặp lại các động tác này liên tục khoảng 10-15 lần, sau đó nghỉ khoảng 20 giây.
- Thực hiện khoảng 2-3 set trong mỗi buổi tập.
Nâng ngón chân
Bài tập nâng ngón chân tập trung vào việc đưa ngón chân lên khỏi mặt sàn khi đứng hoặc ngồi. Ưu điểm của bài tập này là có thể cải thiện và làm ổn định mắt cá chân. Mắt cá chân và cổ chân khỏe mạnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và giữ thăng bằng, giúp người tập có khả năng vận động ổn định hơn trong các hoạt động hàng ngày. Cách thực hiện:
Tư thế ngồi:
- Bắt đầu ngồi trên ghế, đảm bảo bàn chân chạm sàn và tay được đặt lên đùi hoặc thành ghế.
- Đặt chắc bàn chân phải xuống sàn, sau đó nhẹ nhàng nhấc ngón chân phải lên khỏi sàn.
- Giữ tư thế này trong khoảng 3-5 giây, sau đó nhẹ nhàng hạ ngón chân về sàn.
- Lặp lại động tác này khoảng 10-15 lần, sau đó chuyển sang chân kia. Thực hiện 3 set cho mỗi chân.
Tư thế đứng:
- Bắt đầu đứng và đặt ngón chân cái xuống sàn, sau đó nhẹ nhàng nhấc bốn ngón chân còn lại lên.
- Tiếp tục ấn bốn ngón chân xuống sàn, sau đó nhấc ngón chân cái lên.
- Giữ mỗi tư thế trong khoảng 5-10 giây, và lặp lại tư thế nâng và hạ cho mỗi chân khoảng 5 giây.
- Chuyển sang chân kia và lặp lại quy trình trên.
Sử dụng đế chỉnh hình
Ở trẻ từ 2 đến 7 tuổi, khi gặp vấn đề bàn chân bẹt trong quá trình phát triển, phương pháp điều trị chủ yếu là theo hướng nội khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng đế chỉnh hình bàn chân (miếng lót đặc biệt khi mang giày). Phụ kiện này được tạo ra với kích thước phù hợp với chân của trẻ, tạo ra vòm ở mặt bàn chân. Khi trẻ di chuyển hàng ngày, đế chỉnh hình giúp hỗ trợ phần xương bàn chân, tái tạo vòm để xương bàn chân phát triển theo đúng trục.
Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ mang lại hiệu quả cao đối với trẻ em, đặc biệt là ở những độ tuổi nhỏ. Bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng đế chỉnh hình cho đến khi xương chân trẻ trở lại vị trí bình thường. Trong trường hợp người bệnh trên 7 tuổi, việc áp dụng đế chỉnh hình có thể mất thời gian và không đạt được hiệu quả như mong đợi.
3. Điều trị bàn chân bẹt bằng vật lý trị liệu ở đâu uy tín?
Hội chứng bàn chân bẹt tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh hàng ngày, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nó có thể gây nên một số biến trứng đối với cột sống của người bệnh. Ngày nay, việc thực hiện các bài vật lý trị liệu đang được chuyên gia đánh giá là một phương pháp điều trị tích cực, đồng thời hỗ trợ khôi phục chức năng và nâng cao khả năng vận động đối với hội chứng bàn chân bẹt.
Nếu bạn đang phân vân không biết cơ sở nào điều trị bàn chân bẹt uy tín thì Remedy chắc chắn sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn. Tại Remedy, chúng tôi cung cấp các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách chuyên nghiệp, không kém cạnh so với những bệnh viện trị liệu vật lý hàng đầu tại Châu Âu và Mỹ. Điều này mang đến cho các bệnh nhân những lộ trình chăm sóc sức khỏe, xương khớp đạt chuẩn, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng vận động một cách hiệu quả và bền vững trong thời gian dài. Đừng ngần ngại, hãy đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhé!