TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY

Trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Remedy luôn tự hào mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam vì “Sức khỏe của bạn chính là niềm hạnh phúc của Remedy”.

Địa chỉ

Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ

info@remedy.com.vn
0832 400 600

Giờ mở cửa

Từ Thứ 2 đến Chủ Nhật
8:00 — 20:00

Follow us

6 biện pháp tự nhiên giúp chữa chứng đau khớp

/
/
/
6 biện pháp tự nhiên giúp chữa chứng đau khớp
đau khớp

Nếu bạn là một trong số hàng triệu người trưởng thành khác ở Việt Nam phải thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau như Aspirin để giúp kiểm soát các cơn đau khớp hoặc xương, thì bạn đã đến đúng nơi để tìm hiểu về các lựa chọn khác an toàn hơn thay vì luôn sử dụng thuốc. Cho dù bạn cảm thấy đau ở vị trí nào trên cơ thể của bạn, một số biện pháp tự nhiên đã được chứng minh là giúp giảm các triệu chứng đau khớp, bao gồm cứng khớp, giảm phạm vi chuyển động và đi lại khó khăn.

Một số nghiên cứu cho thấy khoảng một phần năm số người trưởng thành đều báo là có vấn đề về khớp hàng tháng. Vậy những vùng nào trên cơ thể dễ bị đau khớp nhất? Chúng là bất kỳ khu vực nào phải chịu các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc chịu gánh nặng của trọng lượng cơ thể, chẳng hạn như lưng dưới, cổ, đầu gối, hông, vai và mắt cá chân.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bạn có thể hoặc không quan tâm đến triệu chứng, hoặc phải sử dụng thuốc hàng ngày để đối phó với cơn đau. Một số người cảm thấy đau nhói sau mỗi lần di chuyển khiến họ rất khó vận động trong đời sống, trong khi một số người khác chỉ thỉnh thoảng mới gặp phải các triệu chứng.

Dù nguyên nhân gây ra cơn đau khớp của bạn từ đâu ra, thì trước hết bạn vẫn nên thử một số phương pháp điều trị tự nhiên. Chúng có thể bao gồm kết hợp sử dụng các chất bổ sung, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và tắm muối để giúp giảm sưng và viêm tự nhiên.

1. Các vùng đau khớp thường gặp

Khớp là một loại mô kết nối xương, và giúp hỗ trợ các chuyển động khắp cơ thể. Đau khớp là triệu chứng gắn liền với hàng chục chứng rối loạn khác nhau. Đau cơ hoặc đau xương đôi khi có thể xảy ra cùng lúc với đau khớp, khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Tất cả các triệu chứng này có thể xảy ra cùng lúc nếu người bệnh có bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như loãng xương hoặc bệnh tự miễn.

Ví dụ, khi ai đó bị loãng xương – xương trở nên kém đặc hơn và dễ bị gãy hơn – tình trạng này cũng có thể góp phần gây đau lưng nghiêm trọng, gây tư thế xấu và giảm khả năng đi lại của người bệnh.

Đau khớp có nhiều khả năng phát triển ở một hoặc nhiều vị trí sau:

  • Cổ và đỉnh lưng/cột sống. 
  • Hàm
  • Đầu gối
  • Hông
  • Thắt lưng
  • Mặt sau của chân
  • Vai 
  • Cổ tay, bàn tay và ngón tay
  • Mắt cá chân, bàn chân, gót chân và ngón chân, đặc biệt là ở những người thường xuyên chạy bộ

2. Nghiên nhân gây vấn đề về đau khớp 

Có một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây đau khớp, bao gồm:

  • Tuổi tác. Khi tuổi của bạn tăng lên và collagen tạo sụn trong khớp của bạn bắt đầu yếu đi, tình trạng đau nhức sẽ dễ xảy ra hơn.
  • Viêm khớp hoặc viêm xương khớp. Những người bị viêm khớp sẽ nhận thấy cảm giác đau đớn. 
  • Lạm dụng cơ thể quá mức. Ví dụ, vận động viên chạy bộ/ba môn phối hợp thường cảm thấy đau khớp khi chạy đường dài. Các môn thể thao và sở thích khác cũng có thể làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, như khiêu vũ, đạp xe, yoga, thể dục dụng cụ, bóng đá, bóng đá, chèo thuyền, v.v.
  • Tư thế xấu
  • Chấn thương
  • Lối sống ít vận động, chẳng hạn như ngồi nhiều giờ mỗi ngày
  • Rối loạn tự miễn dịch làm tăng tình trạng viêm
  • Đau cơ, gây áp lực lên khớp
  • Thiếu ngủ

3. Phương pháp điều trị thông thường cho đau khớp

Cách điều trị chứng đau khớp của bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Trong hầu hết các trường hợp đau khớp, ngay cả khi bạn dùng thuốc để giảm triệu chứng, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn nên thay đổi lối sống của bạn để ngăn bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Chúng bao gồm tập thể dục hoặc thay đổi thói quen tập thể dục hiện tại, tập vật lý trị liệu, giảm cân cũng như giải quyết tình trạng sức khỏe tiềm ẩn bạn có thể có.

Nếu các triệu chứng của bạn chỉ là triệu chứng tạm thời ( đau khớp cấp tính), do chấn thương, thì bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc giảm đau không kê đơn để trong thời gian bạn lành bệnh. Chúng có thể bao gồm các loại thuốc: Aspirin, ibuprofen hoặc naproxen natri.

Khi cơn đau trở nên liên tục và dữ dội (đau khớp mãn tính) thì bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo toa. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, bạn có thể còn phải uống thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh để chặn các tín hiệu đau trong cơ thể và ngăn chặn sự co thắt cơ.

Thuốc giảm đau có thể giúp giảm cơn đau khớp nhưng chúng nên là biện pháp cuối cùng bạn sử dụng để điều trị bệnh lý, vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ không theo ý muốn như: xuất huyết tiêu hóa, khó tiêu, mất mật độ xương, ảnh hưởng với các loại thuốc khác bạn đang sử dụng và thậm chí là gây nghiện.

đau khớp 02

4. Các biện pháp điều trị tự nhiên cho đau khớp

4a. Ngâm muối Epsom

Một phương pháp điều trị tự nhiên cho bất kỳ cơn đau cơ hoặc đau khớp nào là tắm  với muối Epsom. Chứa nhiều magiê và sunfat, muối Epsom dễ dàng hấp thụ qua da của bạn để giúp giảm đau nhanh chóng vì chúng có tác dụng giảm viêm, giảm co thắt cơ và thư giãn các vùng bị căng thẳng. Bận nên cho 2 cốc muối vào nước tắm ấm và ngâm mình ít nhất 20 phút.

Ngoài ra, Muối Epsom có thể được sử dụng dưới dạng nén để bôi trực tiếp lên da. Bạn đơn giản chỉ cần pha loãng hai cốc vào một gallon nước, sau đó ngâm vào khăn trong vài phút để dung dịch thấm.

4b. Túi chườm nóng và lạnh

Nếu bạn muốn giảm đau khớp ngay lập tức, hãy cho vùng đau nghỉ ngơi và thử phương pháp chườm nóng và lạnh để kiểm soát cơn đau. Đắp một gói gel nóng lên vùng bị ảnh hưởng trong 20 phút. Ngay lập tức chườm đá lạnh thêm 20 phút nữa. 

Ngay cả một gói chườm lạnh nhẹ cũng sẽ giúp làm dịu vùng da cứng. Cố gắng chườm đá hoặc chườm nóng mỗi ngày, mục tiêu ít nhất là 15 phút mỗi ngày. Giữ cho vùng đó được ở vị trí cao nếu tình trạng sưng tấy nghiêm trọng, để giúp giảm tình trạng phù nề.

Một cách tiếp cận khác là bôi tinh dầu bạc hà hoặc dầu bạch đàn lên những chỗ bị viêm và sưng tấy. Do tác dụng làm mát của tinh dầu, chúng giúp làm giảm nhiệt, sưng tấy và khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng khi nó hấp thụ ngay vào da của bạn.

Qua nghiên cứu của các bác sĩ, những loại dầu này đã được chứng minh là không chỉ giúp ngăn chặn cơn đau liên quan đến tình trạng viêm mà còn làm giảm tình trạng phù nề. Các loại tinh dầu khác có tác dụng tương tự bao gồm: dầu trầm hương, dầu mộc dược, dầu cam và nghệ.

4c. Vận động và tập thể dục đầy đủ

Cơ bắp cứng do không hoạt động nhiều cũng có thể gây đau khớp  hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng viêm khớp. Ví dụ, căng cơ ở chân có thể gây thêm căng thẳng cho đầu gối và hông, vì cơ yếu gây mất ổn định cho cơ thể hơn. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe của các khớp và cơ bị ảnh hưởng, cải thiện tuần hoàn máu và giúp giảm đau.

Ngoài ra, cơ và khớp của bạn càng khỏe thì bạn càng có khả năng hoạt động mà không phải đối mặt với cơn đau, nó còn rất tốt để ngăn ngừa tình trạng béo phì- tình trạng này có thể gây thêm áp lực cho các khớp bị đau. Một số bài tập tác động nhẹ nhàng tốt nhất cho những người bị đau khớp bao gồm bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước, đạp xe cũng như sử dụng máy tập đi bộ.

4d. Giảm cân

Béo phì sẽ gây căng thẳng cho khớp và xương của bạn. Nếu bạn bị đau khớp cũng như các tình trạng rối loạn xương khác, chẳng hạn như loãng xương, thừa cân cũng có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương. Thậm chí chỉ cần giảm vài cân cũng có thể giúp bạn giảm đau và ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.

Trong hầu hết các trường hợp, khi thừa cân  góp phần gây ra vấn đề sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn nên đặt mục tiêu giảm khoảng 5–10% tổng trọng lượng cơ thể của bạn, để xem các triệu chứng có cải thiện hay không.

4e.  Sửa đổi chế độ ăn uống

Để tránh các vấn đề về đau nhức xương kéo, bạn nên chú ý đến thói quen ăn uống của bạn. Viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược và gây tổn thương các mô. Bạn có thể làm giảm đau xương khớp và viêm sưng bằng cách ăn những thực phẩm có tính chống viêm. Những thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, hạt chia và hạt óc chó có tác dụng làm giảm viêm nhiễm. Trái cây và rau củ tươi có nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại quá trình lão hóa. Bạn nên tránh (hoặc tốt nhất là bỏ hẳn) những thực phẩm chế biến sẵn, chất béo trans và đường tinh luyện vì chúng có thể gây ra viêm nhiễm nặng nề trong cơ thể.

4f. Collagen và các chất bổ sung hữu ích khác

Collagen:

Collagen là một loại protein có trong cơ thể chúng ta, có tác dụng tạo nên các khớp và duy trì sự săn chắc của mô liên kết. Collagen bao gồm 19 loại axit amin, những thành phần cơ bản của protein, có vai trò quan trọng cho sức khỏe thể chất và tâm lý cho bạn, bao gồm cả việc giảm đau.

Collagen giống như một chất “dính” tự nhiên trong cơ thể, giúp nối các bộ phận như da và khớp với nhau, collagen mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ cơ bắp phát triển khỏe mạnh, làm giảm các triệu chứng viêm khớp, phục hồi động mạch và đường tiêu hóa, tăng cường năng lượng và giúp chúng ta hồi phục sau khi vận động.

Các nguồn collagen chủ yếu trong chế độ ăn uống là các thực phẩm giàu protein, như thịt bò, thịt gà, cá và vỏ trứng. Collagen cũng có thể được bổ sung, ví dụ như dưới dạng bột protein collagen, hoặc được cung cấp tự nhiên từ việc ăn nước hầm xương.

Enzyme tiêu hóa protein:

Thay vì dùng Aspirin, bạn có thể dùng enzyme tiêu hóa protein để giảm đau. Các nghiên cứu cho thấy, enzyme tiêu hóa protein có thể giúp vận động viên hoặc người bị đau khớp rút ngắn thời gian hồi phục đến gần một nửa, vì chúng có khả năng làm giảm viêm tự nhiên và tăng cường hấp thụ dinh dưỡng/protein. Bromelain là một enzyme tiêu hóa protein có trong phần cứng của quả dứa và được chiết xuất thành một loại thuốc đã được kiểm chứng có hiệu quả làm giảm sưng và đau. Enzyme là những protein tiêu hóa quan trọng (axit amin) giúp sửa chữa các mô bị hư hại.

Các thảo mộc có tính chống viêm 

Nghệ, gừng và boswellia là những thảo mộc giúp làm giảm viêm trong cơ thể. Bạn có thể dùng chúng dưới dạng bổ sung để tăng hiệu quả hoặc dùng chúng trong chế biến thức ăn

Chất béo Omega-3  

Omega-3 rất có lợi cho cơ thể bạn, vì chúng có khả năng chống viêm. Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu và thịt bò ăn cỏ tự nhiên là những nguồn omega-3 phong phú, cũng như hạt lanh, hạt chia và hạt óc chó. 

Chất điện giải (như kali và natri)

 Chất điện giải giúp bạn giảm đau cơ, điều hòa tích nước và giải độc. Chúng cũng giúp cơ thể bạn chống lại viêm bằng cách đưa nước và dinh dưỡng vào tế bào. Kali giúp loại bỏ chất thải và độc tố khỏi tế bào, do đó thiếu kali có thể gây đau khớp và sưng tấy.

Canxi

Canxi là chất cần thiết cho xương và răng, nhưng cơ thể không thể tự tạo ra được. Do đó, chúng ta phải nhận canxi từ thức ăn hoặc bổ sung. Các nguồn canxi tự nhiên bao gồm rau màu xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, và hạnh nhân. Nếu bạn dùng bổ sung, hãy chọn loại có vitamin D để giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi tốt hơn.

Vitamin D

Vitamin D là chất giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Bạn có thể lấy vitamin D từ cá, trứng và ánh nắng mặt trời. Khi dùng bổ sung, hãy chọn vitamin D3 vì đây là loại giống như cơ thể bạn sản xuất khi tiếp xúc với nắng

Glucosamine:

Glucosamine là chất có trong sụn, bạn có thể lấy nó từ nước hầm xương. Nếu dùng bổ sung, hãy chọn dạng lỏng vì cơ thể sẽ hấp thụ dễ dàng hơn dạng bột.

5. Các biện pháp phòng ngừa

Bởi vì có rất nhiều lý do khác nhau bạn có thể bị đau khớp, bạn nên đi khám bác sĩ nếu triệu chứng xuất hiện và kéo dài trong vài tuần, xuất hiện bất ngờ hoặc không rõ nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ tìm hiểu về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến triệu chứng của bạn (như chế độ ăn uống, mức độ stress, thói quen vận động, v.v.) để giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc. Trong khi chờ đợi, bạn nên cho nghỉ các vùng bị viêm nặng hoặc bị thương. Nếu bạn bị đau khớp thường xuyên, bạn nên tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng và duy trì hoạt động để tránh cứng khớp hơn nữa

6. Kết luận

  • Đau khớp là một vấn đề thường gặp ở người lớn, đặc biệt là những người có các nguyên nhân như: sử dụng khớp quá mức , mắc bệnh viêm khớp, thừa cân hoặc béo phì, sống thiếu vận động, bị stress nhiều hoặc ăn uống không lành mạnh.
  • Đau khớp thường ảnh hưởng đến các bộ phận như đầu gối, vai, cổ, lưng dưới, hông, mắt cá chân và bàn tay.
  • Bạn có thể dùng các phương pháp tự nhiên như thực phẩm, thảo mộc và bổ sung để làm giảm đau khớp.

 Remedy hiểu rằng cơn đau khớp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Và chúng tôi luôn lắng nghe để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Đến với Remedy, bạn được trải nghiệm dịch vụ y tế xứng tầm cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam. Đừng chần chừ, hãy chăm sóc sức khỏe của mình ngay hôm nay bằng cách đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc qua HOTLINE để nhận được tư vấn tốt nhất!

TÌM HIỂU BỆNH LÝ

Thoái hóa khớp: 5 nguyên nhân thường gặp

Bài viết liên quan

Chia sẻ lên

<span class="title-gradient-2">REMEDY</span>

REMEDY

Chấm dứt cơn đau - Chữa mau phục hồi

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Nhận tư vấn sớm nhất

Liên hệ ngay hôm nay để Remedy giúp bạn định hướng kịp thời giải pháp cho vấn đề bạn đang gặp phải.

info@remedy.vn

Tiếp nhận email 24/7

0832 400 600

Khi cần hỗ trợ ngay

    * Đặt từ khoá trong ngoặc kép (vi dụ: “đột quỵ”) để tìm chính xác cả cụm từ