Viêm gân là bệnh lý phổ biến ở những vận động viên hay người chơi thể thao thường xuyên. Đa phần trường hợp bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc và tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu trì hoãn chữa trị, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa số tình trạng viêm gân có thể điều trị hiệu quả và hồi phục nhanh chóng bằng cách kết hợp sử dụng thuốc, nghỉ ngơi hợp lý và phương pháp vật lý trị liệu từ cơ bản đến nâng cao của Remedy.
Viêm gân là gì?
Gân là các sợi mô dày được tạo thành bởi collagen, kết nối cơ và xương. Chức năng chính của gân là hỗ trợ các khớp vận động dễ dàng, giữ cho xương không bị lệch.
Viêm gân là tình trạng là tình trạng gân bị viêm hay tổn thương, gây đau nhức và sưng nóng quanh khớp. Bất kỳ gân tại vị trí nào đều có khả năng bị viêm. Tuy nhiên, các biểu hiện viêm thường xuất hiện tại những vị trí như vai, cổ tay, đầu gối, gót chân.
Bệnh thường gặp ở người lao động nặng, vận động viên thể thao, người dùng máy tính nhiều và người cao tuổi.
Bệnh lý viêm gân thường hay xảy ra ở:
- Viêm gân cơ nhị đầu là bị viêm vùng cơ tay trước, đây chính là nguyên nhân phổ biến gây đau vai.
- Viêm gân chóp xoay vai là tình trạng các gân cơ ở chop xoay vai bị viêm gây đau nhức.
- Viêm gân cổ tay là nhóm gân, cơ hoạt động thường xuyên nên dễ xảy ra bệnh lý viêm gân.
- Viêm gân bánh chè hay còn gọi là viêm gân đầu gối. Chấn thương này thường gặp ở vận động viên hoặc những người vận động nhiều.
- Viêm gân gót chân là nhóm gân cơ quan trọng trong việc di chuyển và đi lại.
Nguyên nhân
Hiện nay, vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể tại sao bị viêm gân. Tuy nhiên, tình trạng viêm gân thường xảy ra ở các vận động viên thể thao, những người làm việc nặng và người từ độ tuổi trung niên trở lên,… do các yếu tố sau:
- Tập luyện và hoạt động quá sức sẽ làm cho gân bị tổn thương. Tập thể thao không đúng động tác, co cơ quá mức, đột ngột thay đổi tư thế, vận động sai tư thế. Căng cơ quá mức hay cử động sai tư thế. Lặp đi lặp lại trong một thời gian dài gây ra sức ép vào gân.
- Chấn thương mạnh hoặc chấn thương lặp đi lặp lại làm căng gân, rách gân, đứt gân. Những người ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi xuất hiện tình trạng viêm gân do mạch máu nuôi gân bị giảm và còn có thể do các vi chấn thương lặp đi lặp lại, thường xảy ra ở khớp vai, khớp khuỷu, gân gót chân và gan bàn chân.
- Bệnh lý về khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… kéo dài nhiều năm dẫn đến viêm gân mãn tính.
Triệu chứng
- Sưng gân: Gân bị phình to hơn bình thường. Sưng gân có thể gây ra sự căng cứng và khó khăn trong việc di chuyển các khớp liên quan.
- Da trên gân thay đổi: Da trở nên mềm hơn và có thể thay đổi màu sắc hoặc vẻ bề mặt.
- Đau khi cử động tại khu vực bị ảnh hưởng: Cảm thấy đau khi thực hiện các chuyển động ở vùng gân viêm. Khi cử động, bạn có thể cảm nhận sự ma sát hoặc cảm giác nứt ở khu vực gân bị viêm.
- Cảm giác nứt hoặc ma sát khi cử động khớp.
- Khối u hay nốt sần trên gân: Có thể xuất hiện khối u hoặc nốt sần trên gân bị viêm.
- Đau tại vị trí các gân bị viêm: Đau có tính chất liên tục và thường tập trung ở một vị trí cụ thể. Đau thường tăng lên khi áp lực lên gân, khi thực hiện các động tác vận động, đặc biệt là khi tham gia vào các hoạt động đòi hỏi vận động chủ động và đối kháng.
- Mô mềm xung quanh vùng bị viêm gân thay đổi: Khu vực xung quanh gân bị viêm thường đau, nóng đỏ và sưng to, có thể có sự tụ dịch.
- Trong trường hợp xơ cứng bì hệ thống: Bao gân vẫn có thể khô nhưng gân bên trong bao gân có thể cọ sát vào nhau khi thực hiện các chuyển động. Điều này có thể được kiểm tra bằng cách sờ vào bao gân.
- Trong trường hợp viêm gân do vi khuẩn lậu: Bệnh nhân còn có thể phát hiện các triệu chứng khác như sốt, ban ngoại da, tăng tiết dịch âm đạo hoặc dương vật.
Biến chứng
Khi không được điều trị đúng cách, việc điều trị viêm gân trở nên quan trọng hơn vì nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác. Một trong những tình huống nghiêm trọng là nguy cơ đứt gân, mà sẽ đòi hỏi phẫu thuật để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, việc không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến thoái hóa gân và phát triển mạch máu không bình thường.
Thường thì, viêm gân có thể được cải thiện thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc, hoặc liệu pháp vật lý. Tuy nhiên, việc can thiệp một cách thích hợp là cần thiết để tránh những tình huống xấu hơn và đảm bảo tình trạng sức khỏe được duy trì tốt.
Điều trị viêm gân bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả khi cơ thể không đáp ứng với các phương pháp đơn giản hơn như nghỉ ngơi, chườm lạnh, thay đổi sinh hoạt hay uống thuốc giảm đau.
Ưu điểm của vật lý trị liệu này là hạn chế lạm dụng thuốc điều trị, tránh rủi ro do tác dụng phụ của thuốc hay can thiệp phẫu thuật. Một số kỹ thuật hiện đang được Phòng khám Remedy áp dụng bao gồm:
- Siêu âm: Tạo ra rung động trong các mô, tăng cường hoạt động màng tế bào, kích thích hoạt động của tế bào và sửa chữa mô, mang lại tác động giảm viêm.
- Từ trường siêu dẫn: Truyền năng lượng cao tới các mô sâu trong cơ thể, kích thích các tế bào thần kinh, cơ và mạch máu, rút ngắn thời gian điều trị chống viêm.
- Laser công suất cao: Laser trị liệu công suất cao cung cấp cho tế bào một nguồn năng lượng có khả năng thúc đẩy tốc độ chuyển hóa. Nhớ đó, sự tái hấp thu diễn ra nhanh hơn so với các tác nhân trung gian gây viêm, giảm nồng độ của các chất trung gian tiền viêm phục hồi tính thấm của mao mạch. Kết quả là sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm, giúp các mô và tế bào hoạt động bình thường.