Trừ khi bạn không có bạn bè hoặc cô đơn, thông thường thì bạn có thể biết ai đó quanh bạn đang phải đối phó với bệnh viêm xương khớp. Còn được gọi là thoái hóa khớp, Theo số liệu thống kê của Hội Cơ Xương khớp Việt Nam, có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Hội Loãng xương TP.HCM ước tính, có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang bị loãng xương.
Vậy bệnh viêm xương khớp là gì, và liệu bệnh lý phổ biến này có thể được điều trị một cách tự nhiên hay không? Bài viết này sẽ giải thích cho bạn chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp quản lý bệnh lý này như thế nào.
1. Bệnh viêm xương khớp là gì?
Bệnh viêm xương khớp là một loại rối loạn tiến triển ảnh hưởng lên sụn của cơ thể của bạn- các mô cứng che phủ các đầu xương và khớp của bạn.
Viêm xương khớp được cho là dạng viêm khớp phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân chính gây đau khớp ở người lớn, thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi và dần dần trở nên nghiêm trọng hơn khi họ tiếp tục già đi.
Các thuật ngữ bệnh như là thoái hóa khớp, viêm khớp thoái hóa và viêm xương khớp thường được sử dụng thay thế cho nhau. Đó là vì về cơ bản, các thuật ngày đều chỉ cùng một loại bệnh lý rối loạn dẫn đến sự mòn theo thời gian của sụn (mô giữa các xương của bạn), và gây ra cơn đau cho xương và khớp của bạn. Viêm xương khớp có bản chất thoái hóa vì nó trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Hiện tại chưa có “phương pháp chữa trị” nào được biết đến có thể ngăn chặn bệnh tiến triển hoàn toàn, hoặc đảo ngược những tổn thương đã gây ra.
Bạn có thể bị phát triển triệu chứng về viêm xương khớp trên khắp cơ thể của bạn, nhưng nó thường ảnh hưởng nhất đến cột sống (lưng trên và dưới), cổ, hông, đầu gối và bàn tay (đặc biệt là đầu ngón tay và ngón cái).
Các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp/ thoái hóa khớp thường bao gồm:
- Đau khớp
- Cứng khớp
- Khó di chuyển.
- Đau dữ đội và hạn chế chuyển động theo thời gian .
- Khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày
- Đau ở háng, đùi trong, mông hoặc đầu gối.
- Phát triển các gai xương nhỏ trên các đốt ngón tay
- Viêm xương khớp ở cột sống
- Nghe thấy tiếng xương cọ xát vào nhau
- Trầm cảm, khó ngủ và các tình trạng về tâm thần khác.
2. Các cách điều trị tự nhiên cho viêm xương khớp bạn cần biết
Mặc dù bạn có thể không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp một khi nó đã phát triển, nhưng có rất nhiều cách điều trị viêm xương khớp hoàn toàn tự nhiên có thể tạo ra tác động tích cực cho bệnh lý của bạn. Chúng bao gồm: tập thể dục và duy trì hoạt động, ngăn ngừa tăng cân và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, ăn chế độ ăn chống viêm và điều trị cơn đau bằng vật lý trị liệu, trị liệu bằng xông hơi, liệu pháp xoa bóp và tinh dầu. Tất cả những phương pháp này giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh lý.
Mục tiêu chính của tất cả các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa viêm khớp này là giúp giảm viêm cũng như giảm sưng cho người bệnh, giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện khả năng vận động và chức năng khớp, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh để bạn ít gây áp lực lên các khớp mỏng manh và cải thiện tâm trạng của bạn -giúp bạn có khả năng xử lý căng thẳng tốt hơn khi chiến đấu với căn bệnh thoái hóa này.
2a. Luôn năng động
Mặc dù hầu hết những người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và gặp phải hạn chế về vận động, nhiều người nhận thấy rằng họ cảm thấy dễ chịu hơn và gặp ít triệu chứng hơn khi họ tiếp tục di chuyển. Trên thực tế, tập thể dục được coi là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất cho bệnh thoái hóa khớp. Đó là vì nếu bạn càng sử dụng các bộ phận cơ thể của bạn, thì chúng sẽ càng chắc chắn hơn khi về già.
Tập thể dục rất quan trọng cho cơ thể của bạn, giúp tăng tính linh hoạt cũng như tăng cường cơ bắp (bao gồm cả tim của bạn), giúp tăng cường tuần hoàn và hỗ trợ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Nó giúp giữ cho khớp và xương chắc khỏe, cải thiện sức khỏe và thể lực tim mạch, tăng cường phạm vi chuyển động của khớp và giúp di chuyển dịch khớp khắp cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta đừng quên những lợi ích tinh thần của việc tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng cũng như giúp bạn ngủ ngon hơn.
Bởi vì mỗi bệnh nhân viêm xương khớp đều có khả năng thể chất và mức độ đau khác nhau nên số lượng và hình thức tập thể dục của mỗi người đều tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của họ cũng như mức độ ổn định của khớp. Lý tưởng nhất, là người bệnh nên thực hiện kết hợp ba loại bài tập điều trị viêm xương khớp như sau:
- Các bài tập tăng cường giúp cải thiện sức mạnh ở các cơ bị ảnh hưởng
- hoạt động aerobic
- các hoạt động vận động khác
Một số loại bài tập có lợi nhất và ít đau nhất bao gồm đi bộ, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước. Nếu lúc đầu tập thể dục bạn cảm thấy đau, bác sĩ và/hoặc nhà trị liệu vật lý có thể đề xuất các loại bài tập cụ thể cho bạn. Bắt đầu từ từ và tìm cách rèn luyện sức khỏe nhiều hơn trong ngày trong khi bạn xây dựng khả năng phục hồi và sức mạnh.
2b. Giảm viêm và hỗ trợ sụn bằng cách theo chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống kém dinh dưỡng sẽ làm tăng tình trạng viêm và có thể làm tăng các enzyme phá hủy collagen và các protein quan trọng khác để duy trì mô khỏe mạnh. Sụn được làm từ 65% đến 80% nước, và phần còn lại được tạo thành từ ba thành phần: collagen, proteoglycan và tế bào sụn.
Collagen là một loại protein dạng sợi, hoạt động như “khối xây dựng” tự nhiên của cơ thể cho da, gân, xương và các mô liên kết khác. Proteoglycans đan xen với collagen để tạo thành mô lưới cho phép sụn hấp thụ các cú sốc và rung động, trong khi tế bào sụn chủ yếu tạo ra sụn và giúp nó nguyên vẹn khi chúng ta già đi.
Một số cách bạn có thể giúp cơ thể giữ được sụn và giảm tình trạng viêm là bổ sung cơ thể của bạn bằng tất cả các loại thực phẩm chống viêm tự nhiên. Chúng cung cấp các axit béo thiết yếu, chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm đau và giúp hình thành mô và xương khỏe mạnh.
Tập trung chế độ ăn uống của bạn xung quanh những thực phẩm này càng nhiều càng tốt:
- Rau tươi (tất cả các loại): tối thiểu 4-5 phần mỗi ngày
- Trái cây
- Các loại thảo mộc, gia vị và trà
- thực phẩm sinh học: sữa chua, kombucha, kvass, kefir hoặc rau được nuôi cấy
- cá đánh bắt tự nhiên, trứng không lồng và thịt nuôi cỏ/nuôi đồng cỏ
- Chất béo lành mạnh: bơ ăn cỏ, dầu dừa, dầu ô liu nguyên chất, các loại hạt
- Ngũ cốc và các loại đậu
- Nước hầm xương: chứa collagen và giúp khớp khỏe mạnh
Bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ những loại thực phẩm dưới đây vì chúng thúc đẩy tình trạng viêm xương khớp của bạn:
- Dầu thực vật tinh chế
- Các sản phẩm sữa tiệt trùng và thịt, gia cầm và trứng
- Carbohydrate tinh chế và các sản phẩm ngũ cốc đã qua chế biến và đường bổ sung (có trong phần lớn đồ ăn nhẹ đóng gói, bánh mì, gia vị, đồ hộp, ngũ cốc, v.v.)
- Chất béo chuyển hóa/chất béo hydro hóa (được sử dụng trong các sản phẩm đóng gói/ chế biến và thường để chiên thực phẩm)
2c. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Mang trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây căng thẳng lên các khớp vốn đã mỏng manh. Những bệnh nhân thừa cân bị viêm xương khớp nên cố gắng đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, sử dụng chế độ ăn uống cân bằng và tăng cường vận động nhiều hơn. Quá trình nên được coi là một sự thay đổi lối sống lâu dài, chứ không chỉ đơn giản là ăn ít đi- và có thể khiến bạn thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để hạn chế các chấn thương thêm.
2d. Nghỉ ngơi/ thư giãn đầy đủ
Khi bạn không ngủ đủ giấc, không cho cơ thể của bạn thời gian nghỉ ngơi, các khớp và cơ của bạn sẽ khó tự phục hồi hơn, trong khi các hormone gây căng thẳng, cũng như trọng lượng cơ thể và tình trạng viêm nhiễm đều có xu hướng tăng lên. Bạn cần ngủ đủ giấc mỗi đêm (thường từ 7 đến 9 giờ) để giảm căng thẳng cho khớp, giữ cân bằng lượng hormone gây căng thẳng, điều chỉnh sự thèm ăn và để cho cơ thể sửa chữa các mô bị tổn thương. Bạn nên học cách nhận biết các tín hiệu của cơ thể và biết khi nào nên dừng lại, khi nào là nên nghỉ ngơi thay vì làm việc tiếp và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn.
2e. Kiểm soát cơn đau một cách tự nhiên
Đối phó với cơn đau là một trong những điều khó khăn nhất khi chiến đấu với bệnh thoái hóa khớp, vì nó làm thuyên giảm chất lượng cuộc sống cũng như khả năng thực hiện công việc và sự tự chủ của bạn. Nhiều bác sĩ kê đơn thuốc chống viêm (như NSAID) hoặc thậm chí phẫu thuật để giảm đau nếu tình trạng trở nên tồi tệ, nhưng các kỹ thuật giảm đau không dùng thuốc cũng hiệu quả tương tự. Một số liệu pháp không xâm lấn như phẫu thuật giúp chống lại cơn đau bao gồm:
- Châm cứu: Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân được châm cứu thường cảm thấy ít đau hơn so với bệnh nhân khác.
- Massage trị liệu: Massage chuyên nghiệp có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng.
- Bấm huyệt: Bấm huyệt là một phương pháp cổ truyền giúp kích thích hệ thần kinh và cơ thể xử lý căng thẳng, mệt mỏi, đau đớn và các vấn đề về stress.
- Phương pháp điều trị bằng nhiệt: Cả phương pháp nhiệt độ nóng và lạnh đều có thể hữu ích trong việc nới lỏng các khớp và cơ bắp của bạn, đồng thời giảm sưng hoặc đau.
3. Nguyên nhân gây viêm xương khớp?
Những người bị viêm xương khớp không duy trì đủ sụn khỏe mạnh khi họ già đi, khiến việc cử động của họ trở nên đau đớn hơn khi các xương cọ sát vào nhau vì mất đi sụn đệm giữa chúng. Mỗi người đều cần sụn để giúp xương “trượt” và hấp thụ các rung động hoặc chấn động khi di chuyển, đó là lý do tại sao hầu hết những người mắc bệnh thoái hóa khớp đều cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
Khi bệnh tiến triển đến mức nhất định, các xương cọ xát vào nhau gây viêm, sưng, đau, thậm chí gây mất khả năng vận động và đôi khi làm thay đổi hình dạng khớp.
Khớp là nơi kết nối hai hoặc nhiều xương và chúng được tạo thành từ sụn, bao khớp (túi màng cứng bao bọc tất cả các xương), màng hoạt dịch (nằm bên trong bao khớp và chịu trách nhiệm tiết ra chất lỏng hoạt dịch bôi trơn) và chất lỏng hoạt dịch (chất đệm giúp bôi trơn các khớp và sụn).
Ở những người không bị viêm xương khớp hoặc các dạng tổn thương khớp khác (như viêm khớp dạng thấp), khớp của họ được bọc trong sụn mịn và được lót bằng chất lỏng hoạt dịch- giúp sụn “trượt” vào xương, giúp ngăn cách xương và cơ, và ngăn cách cơ với các mô liên kết.
Trong những trường hợp bệnh thoái hóa khớp nghiêm trọng, các khớp trở nên nhỏ hơn và thay đổi hình dạng khi các mảnh xương nhỏ ( đôi khi còn được gọi là gai xương) cũng có thể hình thành xung quanh cạnh của khớp, nơi chúng không nên xuất hiện. Vấn đề chính của gai xương là chúng có thể tách ra khỏi sụn và di chuyển vào khoảng trống nơi có khớp, gây đau đớn và biến chứng thêm.
4. Các yếu tố gây bệnh viêm xương khớp
Nguyên nhân cơ bản của bệnh viêm xương khớp là gì? Lý do cho bệnh lý này chưa được thống nhất hoặc biết đến đầy đủ, nhưng căn bệnh này dường như được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Lớn tuổi (phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị viêm khớp)
- Phụ nữ ( trước 45 tuổi, nhiều đàn ông mắc bệnh viêm xương khớp hơn phụ nữ, nhưng sau 45 tuổi, bệnh này trở nên phổ biến hơn ở phụ nữ)
- Béo phì
- Chấn thương dị tập ở khớp
- Hoạt động gây nhiều căng thẳng cho khớp
- Có một số khiếm khuyết di truyền nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển của sụn khớp và collagen
- Gia đình mắc bệnh viêm xương khớp (bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn nếu cha mẹ hoặc ông bà của bạn cũng mắc bệnh này)
Bạn muốn biết bệnh viêm xương khớp khác với viêm khớp dạng thấp như thế nào không? Viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp phổ biến thứ hai sau bệnh viêm xương khớp. Nó được coi là một bệnh tự miễn vì nó là kết quả của việc hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể tạo nên các khớp. Viêm xương khớp là do hao mòn trên khớp và không được phân loại là bệnh tự miễn.
Cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp đều dẫn đến đau, sưng, viêm khớp và cuối cùng là tổn thương hoặc dị tật khớp. So với viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thường bắt đầu muộn hơn. Viêm khớp dạng thấp có thể bắt đầu sớm trong đời hoặc ở tuổi trung niên và thường gây ra các triệu chứng khác ngoài việc mất mô khớp/sụn, bao gồm: mệt mỏi, khả năng miễn dịch kém và đôi khi sốt, ảnh hưởng lên phổi, mắt hoặc mạch máu.
5. Những bài học chính cho bệnh viêm xương khớp:
- Bệnh thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp, là loại viêm khớp hàng đầu đa số xuất hiện ở người lớn.
- Bệnh lý làm giảm sụn và mô khớp, dẫn đến đau khớp, viêm và khó di chuyển.
- Nguyên nhân là do sự kết hợp của nhiều yếu tố: di truyền, tình trạng viêm nhiễm cao, chế độ ăn uống kém, không hoạt động và tuổi tác
- Bạn có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp một cách tự nhiên bằng cách ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, duy trì hoạt động, giảm stress và giảm đau bằng các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu, liệu pháp xoa bóp và chườm nóng/lạnh.
Bạn đang cảm thấy đau nhức do viêm xương khớp gây lên? Cảm giác này gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cuộc sống hàng ngày? Đừng lo lắng, đến với Phòng khám Phục hồi chức năng Remedy, bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu. Đừng để cơn đau dai dẳng mỗi ngày, hãy đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc qua HOTLINE để được thăm khám và chữa trị kịp thời!