TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY

Trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Remedy luôn tự hào mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam vì “Sức khỏe của bạn chính là niềm hạnh phúc của Remedy”.

Địa chỉ

Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ

info@remedy.com.vn
0832 400 600

Giờ mở cửa

Từ Thứ 2 đến Chủ Nhật
8:00 — 20:00

Follow us

4 lý do gây Hội chứng khuỷu tay tennis nên biết

/
/
4 lý do gây Hội chứng khuỷu tay tennis nên biết

Hội chứng khuỷu tay tennis (hay còn gọi là viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay) là tình trạng viêm hoặc rách của khối gân cơ duỗi tại vị trí bám của gân cơ vào mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay. Đa phần bệnh nhân gặp phải bệnh lý này là do họ vận động cánh tay quá nhiều, gân ở khu vực này chịu nhiều áp lực lớn và dễ bị viêm hơn so với các vị trí khác trên cơ thể. Hội chứng khuỷu tay tennis gây đau nhức nhiều, làm người bệnh khó thực hiện các hoạt động thể chất, khó cầm nắm đồ vật hoặc làm việc.

Hội chứng khuỷu tay tennis là gì?

Hội chứng khuỷu tay tennis là tình trạng viêm nhiễm gân nối giữa cơ cánh tay và xương khuỷu tay. Triệu chứng thường gặp bao gồm cảm giác đau nhức ở mặt ngoài của khuỷu tay. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng này thường là người chơi tennis hoặc sử dụng khuỷu tay thường xuyên như thợ sửa ống nước, thợ mộc, họa sĩ, người làm việc trên máy tính, đầu bếp, và thợ đan len. Hội chứng này không chỉ gây đau mà còn giới hạn hoạt động bình thường của khu vực khuỷu và cánh tay.

4 lý do gây Hội chứng khuỷu tay tennis nên biết 5

Nguyên nhân

Hội chứng khuỷu tay tennis thường phát sinh do việc sử dụng cơ cẳng tay ở mức độ cao, như lặp đi lặp lại các động tác co duỗi tay, nâng cao bàn tay và cổ tay trong thể thao, vẽ tranh, vặn vít hoặc sử dụng chuột máy tính. Điều này có thể dẫn đến các vết rách nhỏ ở gân nối cơ tay và xương khuỷu tay bên ngoài.

Ngoài ra, hội chứng khuỷu tay tennis còn có thể xuất hiện do các yếu tố nguy cơ như:

  • Tuổi tác người từ 30-50 tuổi có nguy cơ cao hơn.
  • Tham gia các môn thể thao khác như cử tạ, đấu kiếm, bơi lội, golf
  • Hút thuốc lá gây yếu gân và cơ bắp.
  • Tập luyện không đúng kỹ thuật gây áp lực và tổn thương cơ, gân, xương khớp.

Triệu chứng

Triệu chứng của hội chứng Tennis Elbow thường bắt đầu nhẹ nhàng, dễ khiến người bệnh chủ quan, cho rằng không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đây là một sự hiểu lầm, khiến cho việc đưa ra điều trị quá trễ và phức tạp hơn. Các dấu hiệu tiêu biểu bao gồm đau nhức và sưng đỏ ở khu vực khuỷu tay và cánh tay.

Ban đầu, triệu chứng này có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày, nhưng khi tăng cường vận động cánh tay, đau đớn trở nên rõ rệt. Để tránh tình trạng trầm trọng, quan trọng là nên thăm khám và điều trị khi phát hiện dấu hiệu sớm hơn.

Các dấu hiệu của viêm gân do hội chứng Tennis Elbow bao gồm:

  • Đau ở khu vực cánh tay và khuỷu tay.
  • Sưng và viêm đỏ ở vùng cánh tay và khuỷu tay.
  • Đau nhẹ kéo dài trong vài tháng, đặc biệt khi sử dụng lực cánh tay hoặc thực hiện các động tác co duỗi.
  • Đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, ví dụ khi bắt tay, lái xe, hoặc cầm đồ nặng.
  • Khả năng cầm nắm đồ vật bình thường bị hạn chế do đau.

Phương pháp điều trị

  • Nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi để tránh hoạt động cường độ cao, giúp giảm tổn thương và thúc đẩy quá trình phục hồi.
  • Chườm lạnh: Sử dụng túi lạnh đặt lên khuỷu tay trong 15-20 phút, 3 lần mỗi ngày để giảm đau và sưng viêm.
  • Nẹp: Sử dụng nẹp cẳng tay để ổn định vị trí, giảm áp lực lên gân cơ, giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục.
  • Đỡ khuỷu tay: Sử dụng dây đeo khuỷu tay để nâng đỡ cẳng tay, giảm áp lực lên gân cơ và giảm đau nhức.
  • Vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cơ tay với mức độ tăng dần là một phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả để làm giảm đau và điều trị viêm gân.
  • Phẫu thuật nội soi: kỹ thuật này được đánh giá khá an toàn, ít xâm lấn và rút ngắn thời gian bình phục cho bệnh nhân.

Điều trị bằng vật lí trị liệu

Liệu pháp sóng xung kích có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của hội chứng khuỷu tay quần vợt. Liệu pháp này là phương pháp điều trị không xâm lấn, trong đó sóng xung kích năng lượng cao được truyền qua da để giúp giảm đau và thúc đẩy chuyển động ở vùng bị ảnh hưởng.

Remedy sử dụng máy xung kích MasterPuls với các tính năng chuyên biệt như:

  • Dụng cụ phát cầm tay có sóng xung kích xuyên tâm và liệu pháp massage rung
  • Sóng xung kích kích hoạt phản ứng sinh học giúp gia tăng lưu lượng máu và quá trình tái tạo mô.
  • Tích hợp sơ đồ giải phẫu cho phép truy cập vào các cấu trúc giải phẫu sâu bên trong cơ thể.

Cùng với sóng xung kích, các kỹ thuật bao gồm laser và điện xung trị liệu cũng thường được áp dụng.

Pricing Image
Giải pháp cơ bản
Trị liệu cơ bản
TỐT NHẤT
Pricing Image
Giải pháp nâng cao
Trị liệu chuyên sâu

Bài viết liên quan

* Đặt từ khoá trong ngoặc kép (vi dụ: “đột quỵ”) để tìm chính xác cả cụm từ