Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch, trượt do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa… khiến cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh, dẫn đến cơn đau khó chịu, gây cản trở khả năng vận động. Những bất thường này có liên quan đến một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trên cột sống của người bệnh. Hai dạng thường gặp nhất của tình trạng này là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân
Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 60. Theo thời gian, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, mất tính đàn hồi, thoát vị vào trong ống sống, chèn ép dây thần kinh.
- Các hội chứng bẩm sinh nơi cột sống như gù, vẹo cột sống, gai cột sống cũng như yếu tố di truyền đặc điểm cột sống yếu từ bố mẹ hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống gây nên thoát vị đĩa đệm.
- Tăng cân, béo phì làm tăng sức đè nén lên các đĩa đệm.
- Chấn thương cột sống sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Tai nạn lao động do thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ, lưng; tư thế khuân vác sai cách dẫn tới chệch đĩa đệm. Vì nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống để nhấc vặng nặng thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, điều đó dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm. Tại nạn giao thông với tác động lực mạn đột ngột làm rách hoặc lệch đĩa đệm.
- Ngoài đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng. Thoát vị đĩa đệm là một nỗi lo lớn của nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.
- Đi giày cao gót: Chị em phụ nữ thường hay đi giày cao gót. Tuy nhiên việc đi thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.
Triệu chứng
Có một số dấu hiệu tiêu biểu của thoát vị đĩa đệm, bao gồm:
- Đau ở cột sống: Đau thường xuất hiện ở vùng cổ và lưng.
- Đau và giảm khả năng cảm nhận ở tay hoặc chân: Các cơn đau thường bắt đầu ở cổ, thắt lưng, vai gáy và có thể lan ra vai gáy và chân tay. Đau có thể kéo dài và biến thiên trong vài ngày, tuần hoặc thậm chí vài tháng. Nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn thực hiện các hoạt động vận động hoặc giảm đi khi bạn nghỉ.
- Tê bì ở tay và chân: Đĩa đệm thoát ra ngoài và áp lực lên rễ thần kinh, gây ra cảm giác tê bì và đau nhức. Tê bì thường xuất hiện ở thắt lưng và cổ, sau đó lan rộng xuống mông, đùi, cẳng chân và gót chân. Bệnh nhân có thể cảm thấy như mình bị “kiến bò trong người” và tình trạng này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
- Yếu cơ và bại liệt: Tình trạng này thường xuất hiện ở giai đoạn nặng của bệnh sau một thời gian dài. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc vận động và dần dần trở nên yếu cơ, có thể dẫn đến teo hai chân và teo cơ. Một số người phải sử dụng xe lăn để di chuyển.
Ngoài ra, cũng có những trường hợp thoát vị đĩa đệm không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi họ trải qua các biểu hiện sau:
- Són tiểu hoặc bí tiểu: Khả năng kiểm soát tiểu tiện bị suy giảm.
- Mất cảm giác ở các vùng “yên ngựa” trên cơ thể: Bao gồm bắp đùi trong, phía sau chân và vùng quanh hậu môn.
Biến chứng
- Khó khăn khi vận động các chi, gây đau nhức, mất khả năng lao động. khiến cho mọi người không dám vận động nữa gây tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân tay.
- Tổn thương thần kinh cánh tay. Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.
- Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
- Rối loạn cơ vòng là khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu dẫn đến bí tiểu, rối loạn bàng quang, chức năng ruột. Tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
Các lựa chọn điều trị thoát vị đĩa đệm
Để phòng tránh việc bệnh lý thoát vị đĩa đệm có hiện tượng ngày càng trẻ hóa thì các bạn không nên:
- Mang vác, vận động quá sức, hoặc vận động sai tư thế.
- Để cân nặng mất kiểm soát không phù hợp với chiều cao, để tránh duy trì áp lực lên cột sống.
Điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của nó. Hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật và có thể kiểm soát các triệu chứng bằng điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hoặc không cải thiện khi điều trị bảo tồn, có thể cần phải phẫu thuật.
Bảo tồn
- Nghỉ ngơi và bảo vệ: Đối với những bệnh nhân được phát hiện sớm có thể tránh các cử động gây đau và đeo đai lưng.
- Uống thuốc: Bao gồm thuốc giảm đau như ibuprofen, hay thuốc codeine được kê đơn để giảm cơn đau dữ dội, gabapentin để giảm đau dây thần kinh và metaxopol để co thắt cơ. Thuốc điều trị bệnh thần kinh tác động đến xung thần kinh để giảm đau cũng được sử dụng.
- Tiêm Steroid ngoài màng cứng: Tiêm cortisone để giảm đau lưng, cổ, cánh tay và chân.
- Vật lý trị liệu: Bao gồm các kỹ thuật giúp giảm đau, kháng viêm và máy kéo giãn cột sống kết hợp với các bài tập để giảm thiểu đau đớn, cải thiện tính linh hoạt và chức năng thể chất.
Phẫu thuật
Đây là giải pháp điều trị giải quyết triệt để nguyên nhân (khối thoát vị chèn ép). Tuy nhiên do đi kèm với rủi ro cao, tỉ lệ phẫu thuật rất ít, chỉ có khoảng 10% người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có chỉ định phẫu thuật.
- Phẫu thuật cột sống: phẫu thuật để điều chỉnh những bất thường của cột sống.
- Phẫu thuật cắt đĩa đệm: là phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương có nhân nhày thoát ra ngoài lớp vỏ.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả khi cơ thể không đáp ứng với các phương pháp khác như nghỉ ngơi, thay đổi lối sống hay dùng thuốc giảm đau.
Các phương pháp vật lý trị liệu tiên tiến nhất đang được thực hiện tại Phòng khám Remedy bao gồm:
- Kéo giãn cột sống: phương pháp tạo nên áp lực âm trong lòng đĩa đệm để “hút” nhân nhày trở lại với vị trí tự nhiên ban đầu. Phòng khám Pemedy hiện sử dụng máy kéo giãn kỹ thuật số Super Trac của hãng Minato, Nhật Bản với tính năng hết sức ưu việt.
- Sóng ngắn: Phương pháp này giúp tăng cường tuần hoàn trong các mô sâu, gây giãn mạch, giảm ứ đọng, từ đó gia tăng lượng máu đến các cơ ở vùng tổn thương, loại bỏ kháng thể viêm.
- Laser công suất cao: cung cấp các xung cực ngắn với tốc độ lặp lại cao, kích thích các đầu dây thần kinh tự do, giúp giảm đau nhanh chóng. Cung cấp nguồn năng lượng có khả năng thúc đẩy tốc độ chuyển hóa, chống viêm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, còn kích thích vi sinh vật ở cấp độ tế bào, tăng hiệu quả chữa tổn thương.